Tác phẩm ra mắt 50 năm, được tạp chí Total Film (Mỹ) xếp vào danh sách 67 phim thay đổi nền phim ảnh thế giới. Đây là dự án thứ tư do Lý Tiểu Long đóng chính, cũng là tác phẩm hoàn chỉnh cuối cùng ông thực hiện. Tài tử qua đời ngày 20/7/1973, một tuần trước khi Long tranh hổ đấu công chiếu.
Phim do công ty của Mỹ và Hong Kong sản xuất, quay ở Hong Kong. Robert Clouse đạo diễn, Michaꦿel Allin biên kịch, dàn sao còn có John Saxon, Ahna Capri, Thạch Kiên. Phim xoay quanh Lee - đệ tử của cao tăng Thiếu Lâm tự - điều tra một huynh đệ vì hành vi mua bán ma túy, với hàng loạt cảnh đối đầu kẻ thù.
Tác phẩm ghi hình đầu năܫm 1973, ngoài quyền cước, Lý Tiểu Long sử dụng các vũ khí tề mi côn, gậy ngắn kiểu Philippines và côn🐬 nhị khúc. Quá trình quay, tài tử ít nhất bảy lần lên cơn đau đầu. Ngày 10/5/1973, tài tử hôn mê vài tiếng.
Một lầnꦅ quay đoạn hành động, Lý Tiểu Long ra dấu "Ok" với bạn diễn, Thạch Kiên tưởng đồng nghiệp ra dấu với mình, nghĩ đã quay chính thức, T🅠hạch Kiên đánh mạnh vào Lý Tiểu Long, khiến ông bị thương.
Sao võ thuật kỳ vọng vào Long tranh hổ đấu nhưng ngày 2🐎0/7/1973, ông đột ngột qua đời tại nhà riêng của Đinh Bội - người tình của tài tử ở Hong Kong. Một tuần sau, tác phẩm lần lượt ra rạp ở châu Á và phương Tây.
Tháng 8/1973, phim công chiếu ở Los Angeles, Mỹ, hai đội múa lân múa rồng Trung Quốc đi từ Đại lộ Danh vọng tới rạp Grauman’s Chinese Thea♑tre, quảng bá cho bộ phim. Từ tối trước đó, khán giả tập trung trên toàn bộ con đường. John Saxon nhớ lại: "Tôi ngồi ở ghế sau xe, thấy dòng người cùng đám đông xếp hàng, bèn hỏi tài xế có chuyện gì, anh ấy đáp họ tới xem phim của tôi".
John Saxon không phải người duy nhất ngỡ ngàng vì thành công của Long tranh hổ đấu. Tờ New York Times cho rằng bộ phim được sản xuất chuẩn mực, kịch bản hấp dẫn, các cảnh hành động nhanh, gãy gọn, màu sắc của phim cũng phù hợp nội dung. "Bạn chưa từng thấy hình tượng anh hùng phương Đông nào dữ dội, lạnh lùng và sắc lạnh như trong tác phẩm này. Nhân vật không dùng đến bất kỳ vũ khí hiện đại nào, chỉ nhờ vào quyền cước cũng có thể tạo nên cảnh hành động quyết liệt", cây viết của New York Times bình luận.
Phim mang tính giải trí cao, làm thay đổi định kiến của người phương Tây về phim võ thuật châu Á, vốn bị coi là "rẻ tiền". Theo Dianyingjie, với vốn đầu tư chỉ 850.000 USD, phim được chiếu lại nhiều lần, đến nay đạt tổng doanh thu toàn cầu khoảng 400 triệu USD. Trong bức thư gửi nhà biên kịch Michael Allin, một luật sư của hãng Warner Bros. từng viết công ty thu lời đếꦡn mức "không có chỗ cất".
Long tranh hổ đấu gây tiếng vang toàn thế giới. Ca sĩ người Anh Carl Douglas từng phát hành ca khúc Kung Fu Fighting về các cao thủ võ thuật, với câu "họ nhanh như điện", bán được 11 triệu ꦏbản. Tại Nhật Bản, thanh thiếu niên chuộng để kiểu tóc giống Lý Tiểu Long. Ở Ấn Độ, Lý Tꦿiểu Long đi vào bài hát, với câu: "Nào, cạn ly vì anh chàng lợi hại đó, Lý Tiểu Long".
Theo The Paper, nhờ Lý Tiểu Long, phim võ thuật Hong Kong có chỗ đứng ở Hollywood. Trước Long tranh hổ đấu, một vài phim thể loại này ra rạp Mỹ song không gây tiếng vang. Lý Tiểu Long được ví đạp tung c♌ánh cửa, mở ra thể loạ♈i phim hoàn toàn mới với khán giả phương Tây. Tại New York, từng có lúc có 30 phim Hong Kong chiếu một thời đoạn.
Lý Tiểu Long nổi tiếng hơn sau khi qua đời. Từ "Kungfu" trong tiếng Anh ra đời vì tài tử. Các sản phẩm liên quan ông liên tục được phát hành, hình thành một ngành kinh tế hoàn chỉnh. Những mặt hàng chủ yếu gồm hình nộm, áo phông, trang phục thể thao, các loại poster hình Lý Tiểu Long, mặt dây chuyền hình tài tử. Nhà phê bình phim Kenneth Turan từng viết trên tờ Los Angeles Times: "Từ khi James Dean qua đời, chưa có ngôi sao Hollywood nào có g💛iá trị thương mại lớn như Lý Tiểu Long".
Sự xuất hiện của Lý Tiểu Long làm thay đổi diện mạo phim võ thuật Hoa ngữ, mở đường cho người Hoa vào Hollywood. Năm 1999, tạp chí Time xếp Lý Tiểu Long vào danh sách 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ 20. Qua đời cách đây 50 năm, Lý Tiểu Long vẫn trong top ba nam diễn viên gốc Hoa được thế giới biết đến nhiều nhất.
Lý Tiểu Long có ảnh hưởng không nhỏ đối với nhiều nghệ sĩ gốc Hoa. Châu Tinh Trì từng nói về huyền thoại võ thuật: "Tác phẩm của Lý Tiểu Long khiến tôi cảm thấy có ngọn lửa hừng hực trong lồng ngực, anh ấy làm tôi quyết tâm trở thành võ thuật gia hoặc diễn viên. Trong lịch sử điện ảnh Hong Kong, Lý Tiểu Long là nhân vật đặc biệt. Anh ấy có năng khiếu võ thuật, được hưởng thiên thời, địa lợi💮, nhân hòa. Anh ấy là người đầu tiên nhìn ra xu hướng phát triển của võ thuật trong tương lai, là người đi đầu thực thụ".
Như Anh