Cái sân của Trung tâm Văn hóa thể thao & Học tập cộng đồng của TP Thủ Dầu Một không một bóng cây nên ngày nào cũng bỏng giãy. Nhưng suốt bốn năm nay, chiều nào người dân phường Phú Cường cũng thấy cô Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi, cũng ngồi vào cái ghế đá ấy từ lúc hơn 4 giờ chiều và xem giáo án trước khi♍ bắt đầu lớp học tình thương vào buổi tối.
"Lớp" của cô Ba hiện tại có 19 học trò nhưng rải đều từ lớp 1 đến lớp 5. Bốn rưỡi chiều, đám trẻ đến đông dần, có đứa đi bộ, có đứa được mẹ chở đến bằng chiếc xe đạp phía trước treo lủng lẳng những bịch bánh tráng. Có đứa đưa lại cho cha xấp vé số rồi dặn: "Cha bán đến 7h๊ thì tới đón con nha". Tất cả chúng khi thấy bà giáo già đều khoanh tay, cúi đầu lễ phép: "Con chào cô Ba".
Cô Ba vốn là một giáo viên tiểu học tại Thủ Dầu Một, về hưu năm 2003. Vì không có chồn🐼g con nên cô chuyển về Vĩnh Long sống cùng gia đình người anh trai một thời gian. Nhưng nhớ quê, nhớ bạn bè và những người học trò cũ, cô về lại Bình Dương thuê nhà trọ, sống bằng khoản lương hưu và tiền dạy kèm vài học trò.
"Năm năm trước, tôi tính vào viện dưỡng lão sống, nhưng sau khi đến tham quan tôi nhận ra nếu vào đây thì mình chẳng thể làm được gì nữa", cô Ba kể. Vậy là từ hôm sau, mỗi ngày bà lấy 100 tờ vé số ༒đi bán thêm cho đỡ "ngồi không". Trong lúc đi bán, cô gặp nhiều em nhỏ phải mưu sinh cùng cha mẹ, hầu hết đều thổ lộ: "Con không biết chữ. Con chưa từng được đi học".
Quen nhìn đứa trẻ trong bộ đồng phục sạch sẽ, mỗi sáng được ba mẹ đưa đến trường nên cô Ba thấy xót xa cho những đứa trẻ này. "Mình là một giáo viên, mình còn sức khỏe, tại sao lại không giúp các em biết♑ được con chữ?", ngườiܫ đàn bà tự hỏi mình. Hôm sau, một ngày tháng 4/2016, cô lên phường xin dạy miễn phí ở lớp tình thương. Ban ngày đi bán vé số, tối đến lớp, cô nghỉ hẳn dạy kèm từ đó.
Lớp học tình thương bắt đầu lúc 5h30 chiều hàng ngày nhưng bà giáo già luôn đến trước một tiếng. Lặng lẽ quan sát đám trẻ chơi đùa, có lúc cự cãi xưnꦕg "mày – tao", côꦺ nhắc: "Các con đến lớp tình thương này phải xem nhau như anh em một nhà. Bằng tuổi thì xưng bạn - mình, gọi người lớn hơn mình là anh - chị. Thấy em nhỏ quên bút chì, cục tẩy thì cho em mượn". Những đứa trẻ phải mưu sinh sớm trước giờ chỉ quen tính toán, đề phòng nhau nay biết chia sẻ, nhường nhịn.
Trong lớp học chừng 15 m2, cô Ba bắt đầu giờ học bằng việc ghi lên bảng thứ ngày tháng, sĩ số và nội dung buổi học. Bàn tay nhỏ gầy nhom cầm mẩu phấn, cô cố viết thật chậm nhưng v🦂ì mắt kém, những hàng chữ vẫn không thẳng như ý muốn. Đám trẻ ổn định chỗ ngồi, những bộ bàn ghế đủ kích cỡ♔ được xếp từ thấp đến cao, đứa nhỏ ngồi phía trước, đứa lớn hơn ngồi phía sau.
Buổi hôm nay, Thái Duy học lớp 3 được giao bài tập chép. Thằng bé chép rất nhanh để tranh "danh hiệu" trả bài sớm nhất lớp. Cô Ba nhìn vở, nói với Duy và cả lớp: "Cô không cần các con viết nhanh nhưng chữ nguệch ngoạc, đọc không rõ. Cô cần các ওcon viết chậm, cố gắng đẹp và rõ ràng. Các con chỉ học với cô đến lớp 5 rồi thôi, nhưng khi lớn lên, đi xin việc nhìn vào tờ đơn thấy nét chữ rõ ràng người chủ sẽ có cảm tình ngay".
Nói xong, cô đứng cạnh Duy, cúi xuống sát cậu học trò để nghe đọc lại đoạn thơ vừa chép. "Viết chưa cẩn thận, tẩy xóa nhiều, không được điểm 10 đâu nha", cô Ba nóiꩵ, rồi lấy bút đỏ chấm 9 điểm, bên dưới ghi ngày chấm 16/9 vào trang vở.
Chị Huỳnh Kim Hạnh, 33 tuổi, là học trò lớn tuổiꦐ nhất lớp. Hạnh không được nhanh nhẹn như người bình thường nên học chậm hơn so với các bạn nhỏ. Nhưng 4 năm học với cô Ba, chị đã thành thạo đọc viết. Bài kiểm tra môn Tiếng Việt cuối kỳ vừa rồi, chị được khen tiến bộ và được học lên cuốn sách lớp 5.
Hạnh kể: "Lúc trước có mấy bạn tình ng⭕uyện viên đến dạy nhưng chỉ một thời gian rồi đi. Người khác đến thay lại dạy kiểu khác nên mấyꦅ năm mình không học xong lớp 1".
Ở lớp học tình thương này, gia cảnh đứa học trò nào cũng khó khăn nên cô Ba còn tìm hiểu hoàn cảnh gia đìn🐎h mỗi em để tặng thêm quà. Chị Liễu, quê ở Khánh Hòa, mẹ của ba đứa con đều học lớp cô, nói: "Không chỉ dạy chữ cho đám con mà thi thoảng cô lại tặng gạo, mì, gia vị cho gia đình tôi nữa". Đầu năm học nào, cô cũng tặng tập vở, bút chì, bút mực để các em đến lớp. Vài ba bữa, bà giáo lại nấu một nồi cháo gà lớn,ꦬ có khi là chè, súp cua rồi gọi các em đến nhà trọ mình ăn uống. Lớp học được mạnh thường quân hỗ trợ bữa chiều vào các ngày thứ 2, 4, 6. Thứ 3 và 5 cô bỏ tiền túi mua đồ ăn chiều cho các em.
"Cô Ba không chỉ dạy chữ mà còn dạy lễ nghĩa. Các em ở lớp rất ngoan, lễ phép và nghe lời cô. Năm nay, có🐼 hai em đã được gia đình cố gắng cho vào học ở trường công học lớp 1", anh Nguyễn Phan Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên phường Phú Cường, phụ trách quản lý lớp học nói.
Thương học trò, nhưng cô Ba cũng có những nguyên tắc riêng. Dù là lớp tì♏nh thương nhưng các em đều được cha mẹ hay ông bà dẫn đến xin học, vì vậy khi nghỉ học cô cũng đề nghị người nhà gọi điện xin phép vì sợ các em lén nghỉ học đi chơi, trong khi phụ huynh cứ nghĩ con mình đến lớp. Đám học trò cũng phải tuân thủ quy định rửa mặt, rửa tay sạch sẽ mới được bước vào lớp. Nhưng có lần khi nhắc nhở những điều ấy với phụ huynh, cô bị "mắng" thậm tệ, sau đó họ cho con nghỉ học. "Mỗi lần nhớ lại tôi buồn lắm. Tôi không muốn cả đời này đứa trẻ phải cầm tờ vé số đi bán hoài", cô tâm sự.
7h tối, cô Ba dặn dò rồi cho cả lớp ra về. Chẳng ai bảo ai, đám trẻ đứa đóng cửa, đứa thì xóa bảng, rời chỗ ngồi lục đục xếp ghế. 19 đứa trẻ xếp hàng nối đuôi nhau dọc cầu thang, không chen lấn, không tranh nhau về trước mà đợi cô giáo. Cuối hàng🐈, cô nói: "Mấy đứa đi nhẹ nói khẽ, không được ồn ào".
Tan lớp, có đứa bày trò ra chơi chờ ba mẹ đón, nhưng cũng có đứa vội về ngay để còn kịp bán thêm vé số đến khuya. Cô Ba về đến phòng trọ, cắm lại nồi cơm và hâm nóng đồ ăn. Xong bữa, bà giáo ngồi vào bàn, dưới ánh đèn mờ,ܫ đọc từng chữ bài kiểm tra chính tả được chép trong tờ giấy vở bằng mực tím, chấm điểm đến khuya.
"Cầu trời cho sức khỏe, tôi sẽ gắng hết sức để các em được biết chữ", b﷽à giáo già nói.
Diệp Phan