Nhóm nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Rutgers, bang New Jersey, phát triển một lớp phủ có thể phun lên các loại thực phẩm, giúp chúng tươi lâu hơn 50%, Mail hôm 21/6 đưa tin. Họ hyไ vọng lớp phủ gốc thực vật này sẽ sớm thay thế bao nylon trong siêu thị.
"Chúng tôi biết rằng cần loại bỏ những bao bì thực phẩm gốc dầu ngoài kia và thay bꦰằng thứ khác bền vững hơn, có thể phân hủy sinh học và không độc hại. Đồng thời, chúng tôi tự hỏi liệu có thể chế tạo bao bì thực phẩm với chức năng kéo dài thời hạn sử dụng, giảm rác thải thực phẩm và tăng tính an toàn thực phẩm hay không", Philip Demokritou, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
"Chúng tôi tìm ra một công nghệ có khả năng mở rộng quy mô, cho phép biến các polymer sinh học (có thể lấy từ rác thải thực phẩm) thành những sợi thông minh trực tiếp phủ lên thực phẩm. Đây là một phần của bao bì💜 thực phẩm thế hệ mới, thông minh và xanh hơn", ông bổ sung.
Bao bì sử dụng các sợi làm từ polysaccharide - loại carbohydrate dồi dào nhất có trong thực phẩm. Chúng được kéo thành sợi từ một thiết bị gia nhiệt giống như máy sấy tóc, sau đó bọc lên các loại thực phẩm như quả bơ và bít 🙈tết.
Các 🅺sợi được tẩm tinh dầu cỏ xạ hương, axit citric và nisin - những nguyên liệu kháng khuẩn tự nhiên có thể chống lại sự thối rữa và vi sജinh vật gây bệnh như E. coli và Listeria. Lớp phủ không chỉ giúp ngăn thực phẩm hư hỏng mà còn đủ cứng chắc để tránh bầm dập, nhóm nghiên cứu cho biết.
Khi chuẩn bị ăn thực phẩm, lớp phủ có thể được rửa trôi dễ dàng với nước, sau đó phân hủy trong đất trong vòng 3 ngày. Khi thử nghiệm trên quả bơ, nhóm chuyên gia nhận thấy lớp phủ𝓰 giúp tăng thời hạn sử dụng c💯ủa quả thêm 50%.
Phương pháp mới cũng có khả năng mở rộng quy mô để áp dụng 🅘phổ biến hơn. Trong khi các kỹ thuật sản xuất phổ biến hiện nay kéo sợi với tốc độ 0,01 gram mỗi phút, kỹ thuật mới sản xuất sợi với tốc✤ độ cao hơn nhiều, khoảng 0,2 gram mỗi phút.
Nhóm nghiên c🥂ứu hy vọng lớp phủ của mình sẽ giúp giảm sử dụng nhựa trong siêu thị. "50 - 60 năm qua, trong 'kỷ nguyên nhựa', chúng ta đã thải ra môi trường tới 6 tỷ tấnཧ rác nhựa. Chúng phân hủy rất chậm ở ngoài đó. Những mảnh nhựa tí hon đang xâm nhập vào nước uống, thức ăn và không khí mà chúng ta hít thở", Demokritou nói.
Thu Thảo (Theo Mail)