Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch năm học 2019-2020 tiếp tục được điều chỉnh do Covid-19 diễn biến phức tạp. Thời điểm kết thúc năm học dự kiến được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm mộ♔t tháng rưỡi so với mọi năm.
Trong thời điểm này, câu chuyện "có nên bỏ thi tốt nghiệp THPT?" có lẽ rất phù hợp để đưa ra bàn luận. Nếu không có các kỳ thi tốt nghiệp, có lẽ chuyện nghỉ học tránh dịch kéo dài của học sinh cũng không còn phải quá trăn trở như bây giờ. Học sinh chỉ cần đi học đầy đủ, đảm bảo lượng kiến thức tiếp thu ở mỗi môn, có cố gắng trong học tập là đủ điều kiện để tốt nghiệp, không cần phải bận tâm thi thố, điểm chác để lấy bằng. Không còn thi tốt nghiệp, những câu chuyện tiêu cực liên qua꧋n đến công tác tổ chức, trông thi, chấm thi như bấy lâu nay sẽ không còn cơ hội để khiến những nhà làm giáo dục đau đầu đối phó.
Khi đó, học sinh sau khi kết thúc chương trình học phổ thông sẽ có quyền tự lựa chọn con đường đi tiếp theo cho mình. Các em có thể chọn thi đại học hoặc chọn học cao đẳng, hoặc học nghề tùy theo khả năng và sở thích của mỗi người. Sẽ không còn chuyện trường quá tải, trường ế không; chuyện sinh viên học đại học mà không có hứng thú; chuyện cố vào cho được một trường đại học mà không⛎ biết tương lai sẽ thế nào...?
𒊎Ở nhiều nước, sau mỗi môn học, học sinh sẽ phải qua kỳ kiểm tra để quaꦐ được môn đó, có thể là tự luận hay thuyết trình, và gần như người học sẽ phải tự nghiên cứu rất nhiều để có đủ kiến thức và qua được những yêu cầu của giáo viên bộ môn đưa ra. Đó được xem như những kỳ thi tốt nghiệp nhỏ. Việc làm này không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực kinh tế và con người cho mỗi kỳ thi quốc gia tập trung, mà còn giảm tải áp lực dạy và học thành tích.
Một kỳ thi mà tỷ 🌜lệ trượ🌠t luôn rất thấp, trượt lần hai, lần ba gần như bằng "0" như thi tốt nghiệp thì chỉ mang tính hình thức chứ hoàn toàn không có nhiều giá trị, thậm chí còn gây lãng phí, tiêu cực. Vậy thì tại sao chúng ta phải giữ kỳ thi ấy?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.