Hồi đầu tháng 1, chính quyền thành phố Austin và San Antonio, Texas phát hiện hàng chục miếng dán chứa mã QR độc hại tại các điểm đỗ xe. Các điểm này vốn sử dụng QR code để dẫn người dùng đến trang thanh toán tiền đỗ xe, nhưng bị kẻ xấu dán mã khác chèn lê🍸n. Thay truy cập vào website của thành phố, người dùng lại bị điều hướng tới trang giả mạo, chuyên thu thập thông tin thẻ tín dụng.
Đây là ví dụ thực tế mới nhất được ghi nhận về việc sử dụng mã QR cho mục đích xấu. Thống kê từ tổ chức hỗ trợ quyền lợi người tiêu dùng Better Businesꦬs Bureau cho thấy, số vụ lừa đảo liên quan đến🤪 mã QR hiện chiếm tỷ lệ nhỏ so với các vụ lừa đảo nói chung, nhưng đang có xu hướng gia tăng.
QR độc hại xuất hiện từ thế giới thực đến thế giới mạng
Covid-19 thúc đẩy nhu cầu sử dụng QR code trên toàn cầu. Mã hình vuông này xuất hiện ở mọi nơi, như nhà hàng sử dụng thay cho thực đơn, hay xuất hiện ở các địa điểm công cộng cho việc check-in, thanh toán.💛 Người dùng chỉ cần mở camera trên điện thoại, hướng về phía mã QR và sẽ được đưa đến website, ứng dụng hoặc thực hiện một tác vụ nào đó.
Theo Angel Grant, Phó chủ tịch công ty bảo mật F5, bất cứ ꦫkhi nào công nghệ mới🧸 xuất hiện, tội phạm mạng sẽ đều cố gắng tìm cách khai thác. Mã QR cũng vậy. Giải pháp này được phát minh từ những năm 1990, nhưng chỉ thực sự nở rộ và được hàng tỷ người dùng sau khi đại dịch xảy ra.
"Mọi người đều biết dùng QR như thếಌ nào, nhưng không phải ai cũng biết nó hoạt động ra sao. Sẽ dễ dàng thao túng nếu họ không hiểu về nó", Grant nhận định.
Hiện người dùng đã quen với việc quét QR - những mã được ví như cánh cửa đưa con người từ thế giới thực lên thế giới mạng chỉ bằng một thao tác. Nhờ sự tiện lợi, QR đang trở thành phương thức được giới tội phạm ưa chuộng. Những mã độc hại không 🀅chỉ xuất hiện ở các điểm đỗ xe, nơi công cộng, mà cò💟n xuất hiện trong cả email.
Một chiến dịch lừa đảo bằng email chứa mã QR độc hại nhắm đến những người dùng ngân hàng tại Đức vừa được tổ chức bảo mật Cofense phát hiện. Mã này điều hướng người dùng đến website mạo danh ngân hàng, dụ họ nhập tài khoản và mật khẩu. N𝐆ếu người dùng tin tưởng và điền thông tin, tài khoản của họ sẽ bị chiếm đoạt.
"Chẳng có lý do gì để yêu cầu ai đó rút điện thoại và quét mã QR trong ema🌞il", Brඣad Haas, chuyên gia bảo mật của Confense, nói. Theo ông, mở email có nghĩa là người dùng đang truy cập Internet bằng điện thoại hoặc máy tính rồi. Nếu cần điều hướng đến một website khác, người gửi chỉ cần đặt đường link bên trong. Do đó, nếu email chứa mã QR, khả năng cao đó là email lừa đảo.
Theo Aaron Ansari, Phó chủ tịch công ty bảo mật Trend Micro, hacker sử dụng phương thức này để biến đường link thành file hình ảnh nhằm 🧸qua mặt các bộ lọc thư rác hoặc thư chứ mã độc. Tỷ lệ người dùng quét QR trên email không cao, nhưng nếu hacker gửi thư rác với quy mô lớn, phương thức này vẫn có thể khiến nhiều người bị lừa.
Tự bảo vệ trước trò lừa bằng mã QR
Theo CNet, việc quét mã QR độc hại không ảnh hưởng trực tiếp đến điện thoại của người dùng. Nguy ꦯhiểm chỉ xảy ra khi họ bấm truy cập đường link mà mã QR độc hại dẫn tới. Để tự bảo vệ mình, các chuyên gia khuyên nên 🌳cẩn trọng trước mỗi lần quét mã.
Ví dụ khi ở nơi 🎃công cộng, nếu thấy một mã QR nào đó được dán một cách cẩu thả, người dùng không nên qu♛ét, mà truy cập bằng cách gõ đường link thủ công. Khi quét mã, camera của điện thoại thường hiển thị link xem trước. Người dùng nên xem kỹ link này trước khi thực hiện bất cứ thao tác nào tiếp theo.
Ngoài việc cảnh giác và kiểm tra sự bất thường trên các website lừa đảo, người dùng có thể sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu. Những phần mềm này thường có tính năng tự điền mật khẩu v♊à chỉ hoạt đ🦩ộng trên các trang web thật. Khi đó, họ sẽ tránh được nguy cơ nhập mật khẩu vào trang độc hại khi quét qua mã QR.
Lưu Quý