Năm 1861, thế giới phải hứng chịu một dịch bệnh khiến tằm chết hàng loạt, đe doạ xoá sạch ngành lụa. Herve Joncour đã quyết định đi tìm một loài tằm mới. Ông lên đường, vượt qua những con đường xa xôi và tới được Nhật Bản, nơi nꦆghe nói có loại tằm nhả ra thứ tơ lụa tuyệt vời nhất thế gian.
Trải qua hành trình khổ ải, Joncour gặp một lãnh chúa. Người này đồng ý bán cho ông một൲ ngàn kén trứng để mang về. Joncour mang giố🦋ng loài tằm châu Á đó về Pháp. Những cái kén đầu tiên đó đã nhả ra thứ lụa phương Đông tuyệt hảo.
Câu chuyện này – về một thương gia quyết cứu ngành tơ lụa của cả một đất nước - được kể trong cuốn sách “Lụa”, từng đứng kệ đầu tiên trong các nhà s🧔ách, đã được dựng thàꦫnh phim.
Nếu Herve🐈 Joncour phải trải qua một hành trình quá dài và nguy hiểm mới có được một nghìn kén tằm, thì Khaisilk, một thương hiệu từng đứng đầu Việt Nam trong nhiều năm lại được đưa đến thị trường bằng con đường ngắn mà đơn giản hơn nhiều: Nhiều sản phẩm được nhập từ Trung Quốc, cắt mác và gắn vào đó thương hiệu “Made in Vietnam”.
Mùa thu năm ngoái, khi đến Thượng Hải, tôi đã rất ấn tượng bởi những chiếc khăn lụa đẹp có mác "Made in China" quy ra tiền Việt chỉ vài ba chục nghìn đồng. Về phố Hàng Gai - Hà Nội, cũng nh💧ững chiếc khăn lụa như vậy gắn mác "Made in Vietnam" của cửa hàng♛ Khaisilk lại có giá cả triệu đồng.
Ông Hoàng Khải không phải doanh nhân thành đạt đầu tiên được biết tới bởi xây dựng thương hiệu thành công trên sự lừa dối. Sự “xui xẻo” xảy ra với thương hiệu Khaisilk chỉ là giọt nước tràn ly của cái gọi là: Nguy cơ suy thoái của thương hiệu Việt trước cơn lũ hàng Tàu. Đã từ lâu, vào cửa hàng gì🌊, làng nghề truyền thống nào, người ta cũ♚ng canh cánh nỗi lo mua phải hàng Trung Quốc đội lốt.
Ai đó🍷 nói trong sự việc của Khaisilk có một sự thật đáng mừng: Lụa Trung Quốc phải gắn mác Việt Nam chứng tỏ lụa Việt Nam được ưa chuộng hơn. Nhưng tôi tin rằng, người ta không chỉ mua một chiếc khăn lụa mà còn mua một lòng tin, m𝓰ua một niềm tự hào về thương hiệu Việt.
Những thương hiệu Việt vốn ít ỏꦰi, “của𝓰 tin còn một chút này” lại đang mong manh dễ vỡ hơn bao giờ hết. Thói quen ăn xổi, tư duy chụp giật, ngắn hạn của không ít doanh nhân Việt đang giết chết nhiều thương hiệu trong nước.
Mỗi năm chúng ta có khoảng 500 doanh nghiệp được gắn mác “Hàng Việt Nam chất lượng cao” nhưng chỉ có 42 doanh nghiệp (8%) gi🍸ữ vững thương hiệu này liên tục trong 20 năm. Có những thương hiệu Việt đã bị công ty nước ngoài thôn tính, có những thương hiệu Việt trở thành nạn nhân của chính mình như Khaisilk.
Trong một cuộc toạ đàm mới được tổ chức mang tên “Giấc mơ thương hiệu Việt”, nhiều giải pháp được đưa ra cho bài 🍸toán xây dựng được những thương hiệu Việt tầm cỡ thế giới. Nhưng rốt cuộc, buổi nói chuyện dừng lại ở một ý chính: thương hiệu nào cũng phải kết tinh bởi giá trị thật mà cốt lõi của nó là chữ tín, sự camꦕ kết với khách hàng, là đạo đức kinh doanh, chứ không đơn giản thay một cái mác.
Rất nhiều công nhân Việt Nam đang bán sức lao động trong các khu công nghiệp để làm ra những sản phẩm gắn mác thương hiệu của nước ngoài. Nếu không có những thương hiệu Việt, nền sản xuất trong nước mãi là một công xưởng gia công với giá trị gia tăng rẻ mạt. Cái chết của một thương hiệu Việt 🌃hàng đầu có thể kéo theo sự xuống dốc của một ngành sản xuất, ảnh hưởng tới thương hiệu quốc gia và làm hàng Việt lép vế hơn trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, khi hàng ngoại đang tràn vào cùng các hiệp định thương mại tự do.
Trong sách, Herve Joncour phải tự mình đi qua nhiều châu lục chỉ để có những chiếc kén tằm mà ông “nghe nói”. Nó tôn vinh sự sống chết với nghề của mình, ham muốn có được thứ sản phẩm đỉnh cao mà nhờ đó cả một ngành được giải cứu chứ không chỉ một cửa hàng của ꦗbản thân.
Trong thế giới ngày nay, những doanh nhân như ông Hoàng Khải khô💙ng cần phải vất vả như Joncour để tìm thấy trứng tằm. Tơ lụa xứ mình vốn đã đẹp, chỉ cần gắn lên đó sự chân thật, tử tế thì đã đủ làm nêღn một thương hiệu Việt bền vững.
“Lòng tử tế luôn là xu hướng thời trang đắt đỏ nhất mọi thời đại”, buồn thay, chính ông🌱 Khải nói ra câu này.
Phùng Nguyên