Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), có 2.627 bãi chôn lấp lớn đang hoạt động trên khắp nước Mỹ. Sự phân hủy chất hữu cơ trong những đống rác khổng lồ này tạo ra lượng khí nhà kính rất lớn, trong đó methane chiếm tới 50%. Đốt cháy là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để loại bỏ khí methane vì sản phẩm phụ của quá trình này, carbon dioxide, là một l🧜oại khí nhà kính yếu hơn.
Do có màu xanh lam mờ nhạt khi cháy, lửa methane gần như vô hình nếu đặt ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Tại các bãi chô🍌n lấp, khí methane được dẫn qua các ống xả lên độ ca𓆏o khoảng 30 feet (9,14 m) để đốt cháy và điều này đang vô tình thiêu đốt những con chim bay ngang qua, đặc biệt là những loài kiếm ăn tại bãi rác như diều hâu và cú.
Vào tháng trước, các nhà bảo tồn tại Trung tâm Động vật Hoang dã New Mexico đã bắt một con diều hâu đuôi đỏ với những vết thương khó hiểu. Phần đuôi cánh của nó - thường có lớp lông dày màu nâu sẫm - đã bị đốt cháy nặng đến mức trơ xương. Lông ngực và đầu cũng bị cháy xém một phần. Những cuộc điều tra sau đ💧ó đã sớm tìm thấy thủ phạm, đó chính là lửa methane tại các bãi xử lý rác thải.
Những trường hợp tương tự sau đó cũng được báo cáo🌌 ở hàng chục bang của Mỹ như Oklahoma, Wisconsin, Massachusetts, New Jersey hay Colorado. Hiện không có số liệu chính thứ꧅c về động vật bị thương hoặc chết.
"Những con chim nhỏ bay vào ống xả có thể bị ngọn lửa thiêu rụi. Những con lớn hơn có thể sống sót và bay đi, nhưng vết thương thường rất nghiêm trọng. Nếu không được nhân viên cứu hộ động vật phát hiện, chúng cuối cùng cũng sẽ chết vì m🦩ất khả năng di cư và săn mồi", Giám đốc điều hành tổ chức bảo tồn Raptor Trust Chris Soucy cho biết.
Nhà sin💮h vật học động vật hoang dã Rick Harness lưu ý rằng có rất nhiều bãi rác tại Mỹ nằm ở vùng hẻo lánh, nơi những con chim bị thương khả năng cao không được🍒 chú ý tới.
"Điều đáng tiếc là chúng tôi vẫn chưa có cách giải quyết hiệu quả cho vấn đề này", Gary Siftar, Giám đốc Trung tâm Oklahoma Raptor ở Broken Arrow, nơi đã chứng kiến khoảng một chục c𒈔on chim bị thương do lửa methane, cho biết thêm. "Không chỉ ở các bãi chôn lấp, nhiều ngành công nghiệp khác như khai thác dầu khí cũng đốt khí methane, khiến nó trở thành một mối đe dọa phổ biến đối với các loài chim".
Đoàn Dương (Theo National Geographic)