Điều 64 Bộ luật lao động quy định, căn cứ kết quả sản 💎xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Như vậy, dù Nhà nước luôn khuyến khích người sử dụng lao động có các chế độ đãi ngộ cho người lao động nhưng pháp luật lao động cũng không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả thưởng vào các dịp lễ, Tết. Người sử dụng lao động được quyền chủ động, tự nguyện trả thưởng cho người lao động căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mức độ hoàn thành công việc c෴ủa người lao động.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 26, khoản 1 Điều 44 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật lao động, nếu trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thꦏể giữa người lao động và người sử dụng lao động có quy định cụ thể về việc trả lương tháng 13 và thưởng Tết, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương tháng 13 và thưởng Tết cho người lao động theo đúng thỏa thuận.
Như vậy, việc công ty không trả lương tháng 13 và thưởng tết cho bạn không phải là việc làm trái phá♏p luật. Nếu trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể của công ⛄ty bạn có quy định về việc trả lương tháng 13 và thưởng tết, bạn sẽ được hưởng lương tháng 13 và thưởng tết theo thỏa thuận.
Trong trường hợp giữa người lao động và công ty đã có thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể về việc trả lương tháng 13 và thưởng Tết mà công ty không th𝔉ực hiện như cam kết thì người lao động hoặc tổ chức công đoàn (hoặc nhờ tổ chức công đoàn cấp trên) có nghĩa vụ đại diện cho người lao động yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện cam kết này. Nếu hai bên thương lượng nhưng không giải quyết được, người lao động có quyền yêu cầu bên thứ ba (Hội đồng hòa giải, Hội đồng trọng tài, Chủ tịch UBND cấp huyện, Tòa án) giải quyết.
Thạc sỹ, luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc