Đêm 6/3 đến chiều 7/3, Hà Nội ghi nhận liền ba trường hợp dương tính với nCoV, phá vỡ chuỗi 23 ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm người nhiễm n💫CoV mới, trừ 16 người đã khỏi bệnh.
Luật sư Đặng Văn Cường (V⛦ăn phòng luật sư Chính Pháp) cho biết tình hình dịch bệnh phức tạp song người dân cần tự nâng cao cảnh giác và ý thức chấp hành pháp luật. Ai che giấu, làm lây lan dịch bệnh hay thông tin sai lệch đều bị xử lý.
Theo điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời ⛄các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm; cố ý khai báo, thông tin sai sự ꦜthật về bệnh truyền nhiễm hoặc làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch vi💖êm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV). Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu".
Nghị định 176/2013/NĐ-C𓆏P quy định: Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch sẽ bị phạt từ một đến 2 triệu đồng.
Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hơn, người nào biết mình mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo hoặc khai báo không trung thực dẫn đến lây lan dịch bệnh cho người khác có thể bị xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo điều 240 Bộ luật hình sự 2015; mức phạt từ một đến 12 năm tù hoặc phạt ti⛦ền từ 50 đến 200 triệu đồng.
Luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty luật Bảo An) cho biết để bảo vệ quyền cá nhân của người bệnh, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm cấm p🅠hân biệt đối xử, đưa hình ảnh, 🤡thông tin tiêu cực về người bệnh.
Người bệnh có các trách nhiệm khai báo trung t꧟hực diễn biến bệnh, tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và nội quy của cơ sở k꧅hám chữa bệnh. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.