Các lực sĩ Văn Mách, Văn Lâm, Anh Thông phải ăn 7 bữa cả chính lẫn phụ mỗi ngày💧 với một thực đơn đảm bảo các yêu cầu nêu trên. Người bình thường chắc phải lắc đầu lè lưỡi khi nhìn lịch trình ăn uống chặt chẽ đến mức phức tạp của họ với 4 bữa chính vào 7h30, 12h30, 15h và 19h cùng 3 bữa phụ.
Các món ăn cũng phải xử lý theo cách riêng: thịt bò xào nước lạnh, lòng trắng trứng gà không chấm muối, sữa không đường… Đơn giản vì họ phải đảm bảo tuyệt đối nguyên tắc ăn uống mới giữ được hình thể đẹp nhất. Chưa kể, họ còn phải hạn chế uống nước tối đa, có uống cũng phải đúng cách và đúng thời điểm. Ngoài ra, trước khi thi đấu 2 tu▨ần, họ cũng không được dùng muối. Khi tập trung đấu giải như SEA Games vì không theo được đúng số bữa và số món, họ thay thế bằng những viên dinh dưỡng protein.
Nói như lực sĩ từng 3 lần vô địch thế giới, 8 lần vô địch châu Á Phạm Văn Mách thì với thể hình, nghiêm khắc trong ăn uống chính là “mẹ đẻ” của thành công, mà ở đó VĐV phải chiến thắng ✤chính 🥂mình. Chính anh cũng phải mất tới 2 năm mới thực sự đưa mình vào khuôn khổ. Mấy tháng đầu kiêng khem, lúc nào cơ thể cũng rã rời, phong thái lờ đờ, mồm miệng nhạt phếch, đầu óc lúc nào cũng luẩn quẩn với cảm giác thèm ngọt, thèm mặn…
Chuyện ăn của thể hình đã quá mệ⭕t mỏi rồi, nhưng với VĐV Việt Nam lại càng nan giải khi chế độ đầu tư thấp cùng điều kiện kinh tế hạn hẹp. Cũng chỉ có tiền ăn, tiền công như tất cả các môn khác, song họ mặc nhiên vẫn phải ăn theo chế độ riêng nếu muốn có thể hình đẹp﷽, phong độ tốt.
Tính ra, như mỗi tuyển thủ thể hình quốc gia, để thực hiện được đúng chế độ ăn, dù chưa ở mức cao nhất, cũng mất không vài triệu đồng mỗi tháng. Thế nên nhiều người than rằng chế độ nhận được cũng chưa 🧔đủ để… ăn.
Hầu hết các VĐV, đặc biệt trong thời kỳ đầu, đều phải tự lo thêm một khoản đáng kể. Họ phải xin gia đình, tranh thủ làm thêm. Theo ti🌺ết lộ của Nguyễn Văn Lâm, một số lực sĩ của TP HCM khác từng chấp nhận bán cả xe máy, rồi vay ngân hàng để có “vốn” nuôi nghiệp thể ꦜhình.
Từ đó mới có những cách “tiết kiệm” bi hài rất thể hình, 𝓡kiểu như thay vì mua trứng gà quả, một số VĐV chịu khó mỗi ngày tìm đến các nhà hàng nài nỉ họ bán riêng cho một “mớ” lòng trắng. Như thế,⛄ họ vừa đỡ hẳn được chi phí vừa đỡ xót ruột vì kể cả có mua trứng gà quả về cũng chỉ dùng lòng trắng còn lòng đỏ vẫn bỏ. Rồi món thịt bò hay ức gà, đa số cũng phải chịu khó ra tận chợ tìm mua loại rẻ nhất, dù rằng chất lượng có thể chỉ hạng hai hay hạng ba.
Ăn uống, tập luyện tốn kém, phức tạp, khổ sở như vậy để có một thể hình hoành tráng, đẹp và biểu cảm nhưng các lực ꦿsĩ thể hình Việt Nam lại thường xuyên chịu thiệt thòi, bất công về thành tích, xuất phát từ đặc thù chấm điểm theo cảm tính của môn này, nhất là ở một sân chơi như SEA Games.
5 lực sĩ tầm cỡ châu lục, trong đó có 3 nhà vô địch và cựu vô địch thế giới chỉ dám “mơﷺ” giành một HC vàng SEA Games 27. Sở dĩ như vậy vì nước chủ nhà chỉ tổ chức có 5 hạng cân nam theo hướng có lợi nhất cho mình và tuyên bố sẽ giành 2-3 HC vàng trở lên. Có nghĩa là các cường quốc thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Singapore phải đấu với nhau ở 2-3 tấm HC vàng còn lại.
Việt Nam chỉ nhắm đến một HCV xem ra cũng là rất… thực tế. Không phải ngẫu nhiên mà đến như Phạm Văn Mách từng đăng quang tổng cộng 11 lần ở giải vô địch châu Á, thế giới nhưng mới chỉ 🔥thắng được 2 lần tại SEA Games.