Panasonic Lumix G2 được thiết kế như một DSLR thu nhỏ. Ảnh: Trần Hạ. |
Chưa đầy một năm sau khi ra mắt chiếc máy ảnh Micro Four Thirds đầu tiên, Panasonic tiếp tục giới thiệu phiên bản kế tục Lumix G2. Vẫn sở hữu thân hình gọn nhẹ như "người tiền nhiệm" nhưng nhờ được trang bị bộ vi xử lý mới Venus Engine HD II mà chất lượng ảnh và tốc độ thực thi trên máy được cải thiện rõ rệt. Ngoài việc hỗ trợ tương đối tốt các cơ chế chỉnh tay, Lumix G2 còn cung cấp một loạt tính năng thời thượng như tự động nhận diện khung cảnh và nụ cười, màn hình cảm ứng phân giải cao, quay phim HD 720p... Khả năng khử nhiễu kém, kích thước bộ đệm nhỏ và mức giá khá cao vẫn là những điểm trừ rất đáng thất vọng ở phiên bản mới 🌱này.
Mặt trên của máy xuất hiện hai nút đỏ giúp khởi động nhanh chức năng quay phim và chụp ảnh tự động thông minh. Kính ngắm thò ra khá xa nên hơi bất tiện nếu không gian chụp hẹp. Ảnh: Trần Hạ. |
Hình dáng bề ngoài của máy trông không khác nhiều tiền nhiệm G1. Báng cầm được phủ hoàn toàn bằng nhựa nên người dùng sẽ cảm thấy hơi cứng. Bù lại, phần báng lại có ꦗdiện tích lớn và chiều sâu vừa phải giúp các ngón tay đỡ bị kích và đảm bảo đủ chắc chắn khi sử dụng với các ống kính lớn. Với kích thước ba chiều 124 x 84 x 74 mm và khối lượng vào khoảng 428 gram (tính cả pin và thẻ nhớ), Lumix G2 có vẻ giống với một DSLR thu nhỏ hơn là một phiên bản compact gọn gàng.
Panasonic đã mạnh dạn thực hiện khá nhiều cải tiến trên hệ thống điều khiển của G2. Đĩa tinh chỉnh thông số được chuyển từ mặt trước ra sau. Mặt trên của máy lược bỏ hai phím "Q.menu" và "Film Mode". Thay vào đó là hai nút đỏ khá lớn, có tác dụng khởi động nhanh chức năng quay phim HD và chế độ chụp thông minh iA mà không cần phải xoay đĩa chọn Dial Mode. Mặt sau của máy vẫn giữ lại hệ thống 5 phím điều hướng và một vài phím tinh chỉnh đơn gi𒁃ản. Tương tự như tiền nhiệm G1, kính ngắm của máy thò ra khá xa, tạo cảm giác không cân đối và gây bất tiện cho người dùng nếu không gian chụp hơi hẹp.
Màn hình của G2 có khả năng lật xoay 180 độ nhờ vào hệ thống bản lề và trục tròn thiết kế bên hông máy. Nhờ sự linh hoạt của màn hình, ♌người dùng có thể thoải mái bố cục ảnh với những tình huống chụp khó như đặt đặt máy thấp sát mặt đất hay giơ lên cao quá đầu. Thậm chí, bạn còn có thể xoay hẳn màn hình ra phía trước để tự chụp bản thân hay cho người khác xem ảnh cùng. LCD vẫn giữ nguyên kích thước lớn 3 inch và độ phân giải cao 460.000 điểm ảnh. Một cảm biến sẽ tự động điều🀅 chỉnh độ sáng cũng như màu sắc của LCD theo môi trường, giúp chụp và xem ảnh ngoài trời nắng thoải mái mà không cần chú ý nhiều đến các thiết lập trên máy. Ngoài ra, công nghệ cảm ứng còn cho phép người dùng thực hiện lấy nét, chụp ảnh và thay đổi các thông số chỉ bằng thao tác chạm vào màn hình rất lý thú.
Màn hình cảm ứng giúp người dùng thực hiện lấy nét, chụp ảnh và thay đổi các thông số chỉ bằng thao tác chạm. Ảnh: Trần Hạ. |
Do thuộc phân khúc máy ảnh Micro Four Thirds nên G2 không được trang bị cơ chế gương lật như trên các DSLR thực thụ. Kính ngắm điện tử (EVF) của máy có độ phân giải lên tới 1,4 triệu điểm ảnh, khả năng bao quát 100% khung hình và độ phóng đại 1,4x. Thử nghiệm thực tế cho thấy, EVF này cho hình ảnh sáng và nét hơn hẳn😼 những dòng máy du lịch cũng sử dụng kính ngắm điện tử như Nikon P100 hay Canon SX20 IS. Độ tương phản được thể hiện trên khung nhìn khá tốt nhưng màu sắc lại có xu hướng ngả lam. Với tốc độ quét lên tới 60 hình mỗi giây, các thông tin từ cảm quang được gửi gần như tức thời lên EVF, giúp hạn chế hiện tượng trễ và trôi ảnh khi chụp các đối tượng di chuyển. Kính ngắm điện tử của G2 còn cho phép thay đổi độ tụ lên tới +/- 4 điốp, rất hữu dụng với những người bị cận hay viễn thị nặng mà ngại dùng kính khi chụp ảnh.
Panasonic G2 sử dụng cảm quang Live MOS độ phân giải 12 Megapixel, kích thước theo chuẩn Four Third 17,3 x 13 mm (hệ số nhân tiêu cự xấp xỉ 2x). Khi tháo ống kính, màn trập ở trạng thái mở nên người dùng phải hết sức cẩn thận để tránh bụi từ ngoài bám vào mặt cảm quang. Ngoài tỷ lệ mặc định 4:3, máy còn hỗ trợ lưu hình theo tỷ lệ máy phim 3:2, tỷ lệ màn hình rộng 16:9 và ảnh vuông 1:1. Kết hợp với vi xử lý thế hệ mới Venus Engine HD II, máy có khả năng nâng dải nhạy sáng lên đến ISO 6.400 và chụp liên tục với tốc độ 3,3 hình/giây, nhỉnh hơn tiền nhiệm G1 một chút. Thử nghiệm thực 𒉰tế cho thấy, tốc độ chụp khá nhanh của G2 chỉ thực hiệnꩲ được trong 9 ảnh JPEG hoặc 5 ảnh RAW đầu tiên, sau đó tụt xuống còn khoảng 2,3 hình một giây với ảnh JPEG và 1,8 hình một giây nếu lưu ảnh RAW. Thời gian hồi đèn cũng hơi đáng thất vọng, lên tới 4 giây nếu sử dụng công suất phát mạnh nhất.
Tương tự các máy ảnh thuộc dòng Micro Four Thirds, Panasonic G2 lấy nét theo cơ chế so sánh tương phản tại 23 điểm trong khung hình. Máy còn hỗ trợ lấy nét theo kiểu bám đối tượng (AF tracking) và nhận diện khuôn mặt (Face Detection) như trên một số ꧒dòng máy du lịch cao cấp. Tốc độ lấy nét tuy không nhanh như các "đàn anh" DSLR nhưng đã được cải thiện đáng kể so với "tiền nhiệm" G1 và cũng khá tốt so với các đối thủ cùng đẳng cấp đến từ Olympus và Samsung.
Tại ISO 1.600, ảnh cho bởi cả ba model Micro Four Thirds đầu rất nhiễu. Các vùng màu vàng quanh viền bức tranh bị ngả xanh lơ trên ảnh của G2. Cả hai máy ảnh của Panasonic đều không thể hiện được các vệt đen trên nền đỏ, đồng thời thuật toán khử nhiễu cũng khiến ảnh bị xỉn đi khá nhiều. Trong khi đó, đối thủ Olympus E-P1 có vẻ hơi nhỉnh hơn về độ nét cũng như khả năng tái hiện chi tiết tại các vùng tương phản mạnh. Ảnh: Imaging resource. |
Panasonic G2 vẫn có xu hướng làm sai lệch màu sắc như phiên bản trước đó nhưng không quá đáng ngại. Ảnh khá nịnh mắt khi chụp đủ sáng. Hai gam🐻 đỏ và xanh lá cây hơi rực hơn bình thường một chút (khoảng 7%) nên nhiều khi, người dùng không cần tới các phần mềm xử lý mà ảnh vẫn rực rỡ và tươi mát. Tương phản hoạt động mạnh tại các vùng tối hoặc có màu sắc trung tính khiến người xem có c🙈ảm giác hơi tức mắt. Nhìn chung, chất lượng ảnh cho bởi Lumix G2 khá tốt nếu so sánh với các máy định dạng Micro Four Thirds khác. Máy cũng cho phép bù trừ bão hòa màu tới 5 mức nhưng sự thay đổi hầu như không đáng kể, ảnh vẫn bình thường kể cả khi đẩy lượng màu lên tối đa +2.
Cân bằng trắng và đo sáng của G2 làm việc hoàn hảo với điều kiện ánh sáng ngoài trời. Tuy nhiên, khi chụp trong nhà dưới các nguồn sáng nhân tạo, máy bộc lộ một số điểm yếu. Phơi sáng hơi non làm một số chi tiết tối ở hậu cảnh và trên khuôn mặt bị mất. Cân bằng trắng tự động dưới ánh đèn dây tóc khá tốt, ảnh chỉ hơi chuyển ấm. Tuy nhiên, khi đưa về chế độ "Incandescent White Balance", ảnh lại ngả vàng nghiêm trọng. Khả năng khử nhiễu của máy cũng không khá hơn tiền nhiệm G1. Mặc dù dải nhạy sáng tăng lên gấp đôi nhưng sạn đã xuất hiện ngay khi nâng ISO lên 400. Tại các mức ISO cao hơn, ảnh bắt đầu bị xỉn và mất dần chi tiết tại các vùng có độ tương phản cao. Thậm chí do hiện tượng sai lệch màu sắc, ảnh cho bởi G2 tại các thiết lập ISO rất cao trông còn kém hấp dẫn hơn c🍨ả hai tiền nh🐽iệm ra mắt cùng đợt là Panasonic G1 và Olympus E-P1.
Panasonic G2 sử dụng cảm quang Live MOS theo chuẩn Four Thirds. Màn trập ở trạng thái mở khi tháo ống kính. Ảnh: Trần Hạ. |
Ống kit 14-42mm f/3.5-5.6 cho độ nét vùng trung tâm rất ấn tượng. Tuy nhiên, các vùng ảnh tại mép lại hơi mờ và bị một chút sắc sai. Méo ảnh ở mức trung bình khi thiết lập ở góc rộng nhất 14 mm. Hiện tượng nà🐼y sẽ được♏ máy tự động khắc phục khi lưu ảnh dưới định dạng nén JPEG. Lấy nét tự động được thực hiện rất nhanh và êm, người dùng hầu như không nghe thấy tiếng ồn dù đặt máy gần sát tai.
G2 cũng hỗ trợ ghi phim độ phân giải HD 720p, định dạng nén AVCHD Lite hoặc QuickTime Motion. Chất lượng video khá hơn phiên bản G1 một chút do có sự hỗ trợ của vi xử lý mới Venus Engine HD II. Đáng chú ý hơn cả là máy đã cho phép lấy nét liên tục AF tracking và sử dụng một số thao tác điều khiển cảm ứng trên màn hình khi quay phim.
So với tiền nhiệm ra mắt trước đó nửa năm, Panasonic G2 đã có một số cải thiện đáng kể về tốc độ thực thi và đặc biệt là chất lượng ảnh. Do những ưu thế về kích thước và khả năng hoán đổi ống kính, máy là sự lựa chọn tối ưu cho những tay máy đam mê du lịch hoặc làm phương án "back-up" cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Dù có hiệu năng hoạt động tốt nhưng máy vẫn chưa thật sự tạo nên bước đột phá đáng kể cho dòng Micro Four Thirds và vẫn còn thua kém khá nhiều so với những "đàn anh" DSLR hay một số dòng máy ảnh "lai" mới xuất hiện của Samsung và Sony. Sản phẩm dự kiến bán vào 🐻tháng 9 với mức giá khoảng 18 triệu đồng cho bộ thân máy và ống kit 14-42mm f/3.5-5.6.
|
Trần Hạ