Ở nước ngoài, bảng xếp hạng sách best-seller đã có mặt từ rất lâu, tạo ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn sách, thị hiếu của bạn đọc, đồng thời cũng là thước đo cho thành công của tác phẩm. Hơn 70 năm trước, một trong những danh mục sách best-seller lâu đời nhất thế giới ra mắt, của tạp chí The New York Times (Mỹ), và t✤rở thành bảng xếp hạng uy tín nhất thế giới.
Khi đã được dán mác “best-seller”, thì cuốn sách không chỉ mang danh là sách bán chạy nhất, mà còn tạo được nhiều lợi ích về doanh thu cho đơn vị phát hành. Chính vì thế, nhiều đơn vị xuất bản, phát hành sách ở nước ngoài đã thực hiện nhiều chiến dịch PR, marketing, thậm chí là cả những chiêu bài (tự mua rất꧅ nhiều sách do mình phát hành) nhằm mục đích để sách của mình lọt vào danh sách best-seller. Từ đó, có thể thấy rõ tầm ảnh hưởng to lớn của bảng xếp hạng trong giới xuất bản, phát hành sách, và cả thị hiếu người đọc.
VN chưa có bảng xếp hạng best-seller đúng nghĩa
Nếu như phần lớn độc giả Mỹ khi mua sách sẽ tham khảo danh sách best-seller của The New York Times, thì độc giả Việt Nam vẫn c🐈hưa tìm được một danh sác🍷h best-seller nào đáng tin cậy.
Hiện tại có nhiều đơn vị phát hành sách đưa ra danh sách sách bán chạy khá bài bản theo tuần, theo tháng, theo năm, đặc biệt là những nhà sách trên mạng như tiki, vinabook, bookbuy, book24h... Nhưng những bảng xếp hạng đó chỉ là tổng kết các sách bán chạy của một đơn vị phát hành, mà cả nước có hàng trăm đơn vị phát hành lớn, đấy là chưa kể mỗi đơn vị phát hành lại có một thế mạnh về một dòng sách, thể lo♛ại sách. Vì thế, danh sách sách bán chạy của các đơn vị xuất bản, phát hành không toàn diện, toàn cục, do đó không thể lꦐà một danh sách best-seller đúng nghĩa, phản ánh thực chất mức độ bán chạy trên toàn thị trường xuất bản phát hành. Giả sử có một đơn vị đứng ra tập hợp, tổng kết danh sách sách bán chạy của các đơn vị phát hành lớn đó, thì khi ấy mới hy vọng về một bảng xếp hạng sách best-seller đúng nghĩa.
Sách best-seller Việt: Tự phong và vô tình được phong
🍌Tuy chưa có bảng xếp hạng đúng nghĩa, chúng ta vẫn có những cuốn sách mang danh “best-seller”. Các cuốn sách nước ngoài nằm trong bảng xếp hạng bán chạy khi được dịch và xuất bản ở Việt Nam thường được dán nhãn best-seller và dễ bán hơn những sản phẩm khác. Thậm chí, một cuốn sách của tác giả có tác phẩm khác lọt vào bảng xếp hạng best-seller, cũng thường được các đơn vị xuất bản giới thiệu trang trọng trên trang bìa, dưới dạng: “Sách của tá🦂c giả từng có tác phẩm X lọt vào danh sách sách bán chạy nhất của nước Y”.
Với các cuốn sách của Việt Nam, tuy chưa có bảng xếp hạng đúng nghĩa, song do sức mạnh kinh tế mà cụm từ “best-seller” mang lại, nhiều đơn vị phát hành vẫn lạm dụng, tự dá💯n mác s♛ách bán chạy cho sản phẩm của mình. Hiện tượng “tự phong” của các đơn vị xuất bản, phát hành đó là lẽ thường xét về mặt kinh doanh. Nhưng khá phổ biến hiện tượng truyền thông tạo hiệu ứng, để rồi từ đó, bản thân truyền thông, hoặc độc giả vô tình phong cho một cuốn sách nào đó trở thành best-seller.
Trên thực tế, chỉ cần dạo một vòng quanh phố sách Nguyễn Xí, Hà Nội, có thể thấy các nhà sách rất nhanh nhạy có một q﷽uầy riêng, dễ nhìn thấy nhất bày bán các cuốn sách mới, sách gây chú ý trong thời điểm hiện hành. Đó cũng thường là những ấn pܫhẩm nằm trong danh sách sách bán chạy của các nhà sách online. Điều đó cho thấy rất nhiều cuốn sách Việt đã trở thành hiện tượng, và tất nhiên nếu có một đơn vị thống kê lượng phát hành thì sẽ có một bảng xếp hạng best-seller đúng nghĩa.
Hiền Đỗ