IS đã thu hút hàng nghìn c൩hiến binh ngoại quốc cùng gia đình tới Syria với lời hứa xây dựng một chính quyền Hồi giáo không tưởng. Những người dân Syria sống tại các thành phố IS chiếm đóng như Raqqa cũng tin rằng IS đã mang đến một chính quyền cơ bản cho đất nước đang hỗn loạn vì nội chiến.
Nhưng hệ thống y tế bị tàn phá nặng nề trong năm chiến tranh và hành vi của các chiến binh tham chiến đang làm dấy lên lo ngại về tiềm năng bùng nổ HIV/AIDS ở Raqqa, đặc biệt là trong hàng ngũ IS. Trong khi các nhà hoạt🅷 động chỉ ghi nhận được một số ít ca mắc bệnh, thì IS đã bắt đầu vận chuyển dụng cụ xét nghiệm HIV/AIDS từ Mosul, thành trì ở Iraq tới Raqqa.
"AIDS là nỗ𒉰i sợ hãi lớn của IS vì họ thiếu thiết bị xét ng♏hiệm ở Raqqa", bác sĩ Abu Osama Al-Raqqawi nói. "Có nhiều nguyên nhân khiến các chiến binh ngoại quốc nhiễm AIDS. Một trong số đó là việc truyền máu giữa các chiến binh hoặc người dân mà không có bất kỳ xét nghiệm bệnh nào trước đó".
Syria vốn là nước có tỉ lệ nhiễm HIV thấp tại Trung Đông. Trước khi chiến tranh nổ ra năm 2011, các bệnh viện và phòng khám tại đây được trang bị hệ thống đầy đủ để kiểm tra và chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người dân, bao gồm cả xét nghiệm HIV. Như൲ng hiện giờ, khi nhiều nơi không còn nằm trong tầm kiếm soát của chính phủ và ít có sự hiện diện của các tổ chứ♔c nhân đạo, thì bác sĩ, y tá và thuốc men đều thiếu thốn.
Nhóm hoạt động "Raqqa bị giết chết trong im lặng" (Raqqa-SL) vừa ghi nhận hai trường hợp dân thường nhi🌼ễm AIDS tại thành phố này. Một trường hợp là sản phụ người Tunisia, sinh con hồi cuối tháng 7 và một phụ nữ Pháp gốc Morocco.
Hôn nhân một ngày
Theo Raqqa-SL, có nhiều nguyên nhân khiến số trường hợp các chiến binh jihad và bạn tình ngày càng dễ nhiễm HIV: do truyền máu không an toàn, tiêm chích ma túy bừa bãi, quan hệ hôn nhân ngắn hạn và chung đụng bạn tình💫.
Wahda, một người mẹ nhiều lần từ chối 💎gả con gái mình cho các chiến binh IS nói hôn nhân là vấn đề lớn hiện nay, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV/AID. "Nhiều chiến binh ngoại quốc kết hôn chỉ trong vài tháng rồi li dị hoặc chết khi tham chiến", bà nói. "Tôi còn biết nhiều cuộc hôn nhân chỉ kéo dài một ngày".
Wahda muốn con gái kết hôn hợp pháp và có cam kết hôn nhân tôn giáo. "Không ai chăm sóc hay kiểm tra sức khỏe. Trước kia, khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad còn kiểm soát nơi này, 🌄mọi người đều được xét nghiệm HIV/AIDS trước khi kết hôn", Wahda 🌞cho biết.
Nhiều người dân Syria cũng công nhận hệ thống y tế khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad còn kiểm soát tốt hơn hiện tại, đặc biệt là đối với phụ nữ. Thời điểm đó, các bác sĩ và y tá nữ được phép làm ở bệnh viện và có phòng khám chuyên biệt 🃏cho nữ giới. Còn hiện giờ, IS kiên quyết không để bác sĩ nam khám riêng cho phụ nữ, gây nhiều khó khăn tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
"Nếu người phụ nữ không có chồng hay con trai đi cùng, thì bác sĩ nam không được khám cho cô ấy", Fatma 17 tuổi, con gái Wahda nói. "Đây 🔯thực sự là vấn đề nghiêm trọng khi có ca cấp cứu".
Trong một đêm liên quân Mỹ đứng đầu không kích dữ dội, IS đã kêu gọi cả các nữ y tá và nữ bác sĩ tham gia cứu chữa. Ít nhất, trong đêm đó, sự phân biệt giới tính đꦚược dẹp sang một bên.
Các bệnh viện công dưới thời Assad bao cấp hầu hết chi phí y tế thì hiệ🐲n tại bệnh viện quốc gia ở Raqqa tính phí dịch vụ. Thuốc men khan hiếm cả trong các hiệu thuốc. Bệnh viện của IS hiện không thể thực hiện thêm các ca phẫu 💙thuật phức tạp hay chữa trị cho các bệnh nhân ung thư.
"Người dân phải di chuyển đến các khu vực khác để lấy thuốc không có sẵn ở Raqqa", theo Wahda, ꧑một người phải qua Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện một ca phẫu thuật vì không thể làm ở Syria. Bà nói phí xét nghiệm máu mất 10 USD ở các bệnh viện công và 20 USD tại các phòng khám tư.
Bác sĩ tình nguyện cho IS
Nhiều bác sĩ và dược sĩ mới tốt nghiệp ở nước ngoài, cả người Arab và phương Tây đã giúp đỡ các bệnh viện địa phương ở Raqqa. Nhưng họ thường thiếu 🐷kinh nghiệm chữa trị thương tích do chiến tranh. Vì vậy, các chiến bin✱h IS bị thương nặng buộc phải chuyển đến Mosul, nơi có cơ sở y tế tốt hơn. Nhiều nhân viên y tế còn lúng túng trước các ca cấp cứu. "Họ bị buộc phải ưu tiên cứu chữa binh lính trước dân thường", Abu Osama nói.
Các đoạn phim chiêu mộ của IS thường tập trung đến những tì🔯nh nguyện viên y tế cũng như các chiến binh. Bác sĩ Tareq Kamleh, người xuất꧂ hiện trong video IS hồi tháng 4, tuyên bố rời bỏ Australia tới thành trì Raqqa để đóng góp công sức cho "phong trào jihad trong đạo Hồi".
Tháng 6, một người đàn ông tự xưng là Abu Amir al-Mujair tự quay một đoạn băng khuyến khích các bác sĩ Hồi giáo ở Sudan v🐠à Anh đầu quân cho IS. Hai nhóm sinh viên y khoa người Sudan, trong đó có người mang quốc tịch Anh đang học tập tại Sudan, hồi tháng bꩲa và tháng 6 đã từ Khartoum đến vùng IS chiếm đóng.
Các bệnh viện ở khu vực IS chiếm đóng được cho là còn tốt hơn nhiều so với trong vùng các phiến quân khác kiểm soát. Cơ sở y tế tại Raqqa ít nhất còn có máy phát đề phòng mất đꦓiện. Nhưng các bác sĩ ở đây có năng lực hạn chế, một vài người trong các ca cấp𒊎 cứu còn tin vào số phận. "Họ cố gắng hết sức mình nhưng các bệnh nhân thường chết vì nhân viên y tế không đủ khả năng tiến hành các cuộc phẫu thuật lớn", bác sĩ Abu Osama nói.
Hàn Hạnh (theo CSM)