Không q൩uân Israel được coi là lực lượng thống trị bầu trời Trung Đông trong thập niên 1960. Trong Chiến tranh sáu ngày vào năm 1967, Israel mất 46 máy bay và 24 phi công, nhưng đã bắn hạ gần 400 máy bay đối phương và kiểm soát bầu trời chỉ vài giờ sau khi xung đột nổ ra.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến Yom Kippur vào năm 1973, liên quân Ai Cập - Syria đã áp dụng chiến thuật phòng không hiệu quả, khiến không quân Israel trải qua những thời khắc đen tối và kinh hoàng nhất trong lịch sử, theo WATM.
Ngày 6/10/1973, với hy vọng giành lại vùng lãnh thổ đã mất vào tay Israel trong cuộc chiến trước đó 6 năm, Ai Cập và Syria mở chiến dịch phối hợp tấn công Israel. Bị đánh úp bất ngờ, quân 𓆏đội Israel đã để lực lượng Ai Cập tiến sâu vào bán đảo Sinai, đồng thời bị Syria đánh bật khỏi cao nguyên Golan, hai khu vực mà họ chiếm được trước đó.
Chuyên gia quân sự Harold Hutchison cho rằng liên quân Ai Cập - Syria hiểu rõ ưu thế quân sự của Israel, đặc biệt là lực lượng không quân được trang bị hiện đại và dày dặn kinh nghiệm. Do vậy, trong cuộc chiến Yom Kippur, hai quốc gia này đã áp dụng chiến thuật phòng không lợi hại, kết hợp giữa tên lửa p𝐆hòng không 2K12 "Kub" và tổ hợp pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 "Shilka", nhằm bảo vệ lực lượng bộ b🥀inh trước đòn không kích của chiến đấu cơ Israel.
Hệ thống phòng không tầm trung 2K12 Kub được Liên Xô thiết kế năm 1959, trước khi sản xuất đại trà trong giai đoạn 1968-1985. Một khẩu đội 2K12 gồm 4 xe chiến đấu, mỗi chiếc trang bị ba tên lửa, cùng 4 xe tải mang theo 12 quả đạn dự trữ và hệ thống lắp đạn. Toàn bộ các xe chiến đấu và đài radar đều được đặt trên khung gầm bánh xích, giúp tăng khả năng cơ động trên địa hình phức tạp, dễ dàng bảo vệ đội hình tăng thiết giáp và tránh bị đối phương đánh trả💧.
Radar 1S91 của tổ hợp 2K12 gồm radar cảnh giới 1S11 và đài dẫ🐠🌌n bắn 1S31, cùng bộ thiết bị nhận diện địch ta (IFF) và kênh bám bắt quang học. Đài 1S91 được cho là có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 75 km và bắt đầu dẫn bắn trong tầm 28 km.
Tên lửa 9M336 được trang bị ngòi nổ chạm và cận đích, có tầm bắn hiệu quả 24 km và độ cao tối đa 14 km. Quả đạn sử dụng hệ thống đẩy với tầng sơ tốc chạy bằn🍬g nhiên liệu rắn, sau khi nhiên liệu cháy hết, khoang chứa rỗng sẽ trở thành buồng đốt cho động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet). Thiết kế này được coi là đi trước thời đại, vượt trội so với các tên lửa phòng không cùng thời của phương Tây. 9M336 có thể đạt tốc độ tối đa 3.460 km/h, đủ khả năng đe dọa mọi chiến đấu cơ hiện đại.
Trong khi đó, ZSU-23-4 "Shilka" được coi là một t꧅rong những tổ hợp phòng không tầm thấp nguy hiểm nhất thế giới. ZSU là viết tắt của cụm từ "hệ thống pháo phòng không tự hành", 23 là cỡ nòng tính bằng mm, trong khi 4 là số nòng pháo trên mỗi tổ hợp.
Mỗi xe ZSU-23-4 nặnไg 19 tấn, sử dụng khung gầm bánh xích GM-575 với giáp thép dày từ 9 đến 15 mm. Vũ khí chính của Shilka là 4 pháo 2A7 cỡ nòng 23 mm, được dẫn bắn bởi radar RPK-2 "Tobol". Cụm pháo 23 mm có tầm bắn hiệu quả khoảng 2,5 km và tốc độ bắn tối đa 4.000 phát/phút.
Không quân Israel nổi tiếng với chiến thuật bay thấp bám địa hình để tránh radar và tên lửa phòng không, sau đó bất ngờ tập kích vào các vị trí quan trọng của đối phương. Tuy nhiên, trong cuộc cཧhiến Yom Kippur, sự kết hợp ăn ý về kỹ chiến thuật giữa các tổ hợp 2K12 và khẩu đội ZSU-23-4 đã khiến Tel Aviv chịu thiệt hại nặng nề. Israel mất 109 máy bay các loại chỉ trong 18 ngày, trong đó 6 chiếc bị bắn hạ chỉ đểꦍ diệt một khẩu đội phòng không Syria.
Hệ thống 2K12 có khả năng cơ động cao, sẵn sàng chiến đấu chỉ trong vòng 15 phút kể từ khi triển khai trận địa. Điều n🦄ày cho phép liên quân Ai Cập - Syria bố trí các khẩu đội 2K12 ở nhiều địa điểm để tạo ô phòng không di động, thay vì đặt cố định tại một số trận địa như tên lửa S-75 hồi năm 1967.
Không quân Israel buộc phải hoạt động ở độ cao cực thấp, nhằm tránh bị khóa mục tiêu và trúng đạn của tổ hợp 2K12. Tuy nhiên, hành động này lại khiến các máy bay rơi vào tầm bắn của pháo ZSU-23-4, vốn được bố trí đón lõng dọc tuyến đường 🐼mà chiến đấu cơ Israel có thể bay qua.
Bất chấp thiệt hại nặng nề và hiệu quả tác chiến của không quân bị hạn chế, quân đội Israel vẫn giành thắng lợi trong chiến tranh Yom Kippur. Rút kinh nghiệm từ lần "ôm hận" này, không quân Israel đã giành thắng lợi áp đảo trong xung đột năm 1982, khi bắn rơi 64 máy bay và phá h𝔉ủy 17 tổ hợp phòng không Syria mà không c💖hịu thiệt hại nào.
Duy Sơn