Tên lửa phòng không Triều Tiên trong lễ duyệt binh hôm 15/4
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây ám chỉ khả năng tung đòn không kích chính xác để tấn công phủ đầu nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng nhiệm vụ này không hề dễ dàng, bởi Triều Tiên sở 𒉰hữu hệ thống phòng không hiện đại hơn rất nhiều so với những đối thủ gần đây của Mỹ như Libya, Iraq hay Syria.
Bình Nhưỡn🃏g đã tiến hành nhiều biện pháp tăng cường năng lực phòng không sau những bài học họ nhận được trong Chiến tranh Triều Tiên, theo National Interest.
"Trong cuộc chiến 1950-1953, không quân và hải quân Mỹ gần như san phẳng Tri🐓ều Tiên. Họ có 65 năm để tìm cách ngăn chặn điều đó lặp lại", Chuẩn đô đốc Mike McDevitt, chuyên gia tại Trung tâm phân tích hải quân Mỹ (CNA), cho biết.
Ngoài hệ thống hầm ngầm được gia cố, Bình Nhưỡng triển khai rất nhiều hệ thống phòng không hiện đại. Dù phần lớn biên chế phòng không Triều Tiên vẫn♈ sử dụng các hệ thống từ thời Liên Xô, họ đang dần trang bị những khí tài nội địa có uy lực đáng sợ.
Chuyên gia quân sự Vasily Kashin khẳng✤ đ🍸ịnh Triều Tiên đang vận hành nhiều tổ hợp tên lửa S-75, S-125, S-200 và 2K12 Kub, trong đó hệ thống S-75 do nước này tự sản xuất và có đủ khả năng nâng cấp sâu. Từ đầu thập niên 2010, Bình Nhưỡng bắt đầu triển khai hệ thống phòng không nội địa hiện đại được Mỹ gọi là KN-06.
Số lượng KN-06 trong biên chế lực lượng phòng 🍸không Triều Tiên không được công bố, nhưng hệ thống này được cho là có uy lực tương đương một số phiên bản S-300 do Nga chế tạo. "KN-06 sở hữu radar mảng pha quét điện tử cùng hệ thống dẫn 🌃đường qua tên lửa (TVM), tương tự phiên bản S-300P nhưng có tầm bắn lớn hơn", ông Kashin khẳng định.
Nguồn tin Hàn Quốc cho rằng KN-06 đã được thử nghiệm thành công, với tầm bắn tới 150 km. Hệ thống này ít được biết tới vì giới phân tích phương Tây lu💛ôn coi thường tiềm lực công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên. Trên thực tế, nước này có khả năng sản xuất nhiều máy móc tự động hóa và robot, cũng như thiết bị bán dẫn và điện tử. Bình Nhưỡng có trình độ công nghệ tương đương Liên Xô thập niên 1980, nhất là khi họ hợp tác với🌟 Iran.
Mạng lưới phòng không tầm thấp của Triều Tiên🧸 cũng tương đối mạnh, dù nhiều hệ thống đã trở nên cũ kỹ. Họ sở hữu số lượng khổng lồ tên lửa vác vai (MANPAD) từ nguồn nhập khẩu v🌌à tự sản xuất. Bên cạnh đó là hàng nghìn khẩu pháo cao xạ với cỡ nòng từ 23 đến 57 mm.
Không quân Triều Tiên (KPAAF) có quy m🐈ô lớn, sở hữu tới 940 máy bay các loại, xếp thứ 10 th🦩ế giới. Tuy nhiên, lực lượng này được trang bị chủ yếu những loại máy bay cũ có xuất xứ từ Liên Xô và Trung Quốc.
🔯Loại máy bay hiện đại nhất trong biên chế KPAAF là tiêm kích MiG-29 với số lượ✅ng 16-35 chiếc. Triều Tiên sở hữu mẫu MiG-29B và MiG-29UB cơ bản, cùng khoảng 3 chiếc MiG-29S nâng cấp.
Máy bay của Triều Tiên đư🎶ợc trang bị vũ khí chính là tên lửa tầm trung R-27R và tầm ngắn R-60MK, thay vì R-73 như các tiêm kích MiG-29 của nước ngoài. Một điểm yếu của phi đội MiG-29 này là khả năng sẵn sàng chiến đấu thấp, do không mua được phụ tùng thay thế. Bên cạnh đó, số giờ bay của phi công Triều Tiên cũ🎉ng khá thấp so với Mỹ và Hàn Quốc.
Ngoài MiG-29, KPAF còn sở hữu loại tiêm kích tương đối hiện đại là M♛iG-23ML với số lượng 56 chiếc. Phiên bản này được trang bị radar trinh sát mạnh, kháng nhiễu tốt và mang được tên lửa R-2💝4 cải tiến. Triều Tiên cũng là quốc gia châu Á đầu tiên mua cường kích yểm trợ mặt đất Su-25K trong giai đoạn 1987-1989. Nước này đang vận hành 45 máy bay Su-25K và phiên bản huấn luyện Su-25UBK.
Tiêm kích chủ lực của Triều Tiên bay biểu diễn
Ngoài các máy bay thế hệ 3 và 4, Bình Nhưỡng vẫn đang vận hành hơn 300 máy bay tiêm kích phản lực đời cũ do Trung Quốc sản xuất, điển hình như mẫu Shenyang F-5 phát triển từ MiG-17, Shenyang J-6 (MiG-19) và Shenyang J-7 (MiG-21). Những máy bay này đượcꦗ tối ưu hóa cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, bởi chúng khó có thể đối đầu với tiêm kí☂ch hiện đại của Mỹ và Hàn Quốc.
Công nghệ quân sự Triều Tiên được cho là tương đối sơ khai, nhưng mạng lưới phòng không nước này vẫn được điều hành thống nhất bởi máy tính. Bình Nhưỡng sở hữu hệ thống chỉ huy và quản lý không phận số hóa do Liên Xô viện trợ. Hầu hết radar cảnh giới đều cũ kỹ, nhưng nước này đã nhận một số bộ radar mảng pha quét điện tử từ Iran. Các đơn vị phòng không đều được bảo vệ bởi hệ thống hầm ngầm bí m♋ật, rất khó bị phát hiện và tiêu diệt.
"D꧃ù công nghệ có đi sau thế giới 20-40 năm do lệnh cấm vận quốc tế, Triều Tiên vẫn có tiềm lực phòng không đáng sợ, đủ sức đe dọa đối phương", chuyên gia Kashin kết luận.
Tử Quỳnh