"Chúng tôi từng đánh chặn thành công 230 tên lửa đạn đạo. Không có quốc gia nào trên thế giới bị tập kích bằng số lượng vũ khí lớn như vậy", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Arab Saudi Turki al-Malki tuyên bố hôm qua, khi các phóng viên hỏi vì sao nước này không thể ngăn đợt tấn công bằng tên lửa hành ⛦trình và máy bay không người lái (UAV) vào hai nhà máy dầu của Ar🧔amco cuối tuần trước.
Trung tá al-Malki khẳng định quân đội Arab Saudi tự tin vào năng lực bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa, nhưng giới 𝐆chuyên gia cho rằng Riyadh không có lý do gì để bào c🌃hữa cho thất bại trong việc ngăn chặn đòn đánh từ những chiếc UAV cỡ nhỏ và tên lửa hành trình giá rẻ.
"Hàng tỷ USD được Arab Saudi đầu tưꦰ vào những khí tài tối tân của phương Tây, nhưng chúng hoàn toàn vô dụng trong đòn đánh làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ khổng lồ của họ", cây bút Stephen Kalin của Re𒀰uters nhận xét.
Theo Kalin, Arab Saudi không phải là một quốc gia sống trong thời bình🔥 hoàn toàn, bởi nước này đang dẫn đầu liên quân thực hiện chiến dịch quân sự vào phiến quân Houthi ở Yemen và nhiều lần bị nhóm này tập kích bằng tên lửa, UAV trong suốt 4 năm qua. "Dẫu vậy, vụ tấn công cho thấy quốc gia Vùng Vịnh này không phải lúc nào cũng sẵn sàng tự vệ", bình luận viên này viết.
Trong họp báo hôm 18/9, Bộ Quốc phòng Arab Saudi cáo buộc Iran "bảo trợ" vụ tấn công các nhà máy dầu của tập đoàn Aramco, cho biết tổng cộng 18 UAV và 7 tên lửa hành trình đã được sử dụng. Các nhà điều tra Mỹ và Arab Saudi nhận định số vũ khí trên xuất phát từ lãnh thổ Iran, bay qua không phận Iraq và Kuwait trước kౠhi tới mục tiêu.
Tehran bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng địn🗹h vụ tấn công là thông điệp cảnh báo của phiến quân Houthi gửi tới Riyadh nhằm buộc nước này chấm dứt chiến dịch quân sự tại Yemen.
Iran đang sở hữu kho tên lửa đạn đạo và hành trình lớn nhất tại Trung Đông, đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của ♛Arab Saudi, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Qu൩ốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ.
Dù vậy, một cuộc tấn công có quy mô rất giới hạn dường như cũng vượt quá khả năng tác chiến của quân đội Arab Saudi. Điều này từng được chứng tỏ qua những cuộc tập kích bằng tên lửa và UAV của phiến quân Houthi🦹 nhằm vào sân bay Abha, trạm bơm dầu và mỏ dầu Shaybah.
"Lưới phòng thủ của chúng tôi rất trống trả🦩i. Nhiều cơ sở hoàn toàn không được bảo vệ", quan chức an ninh Arab Saudi giấu tên thừa nhận.
"Cuộc tấn công không k🍎hác gì vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ, nó là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Những hệ thống phòng không và vũ khí ൲hiện đại trị giá hàng tỷ USD do Mỹ chế tạo ở đâu khi chúng ta cần bảo vệ đất nước? Nếu đòn đánh có độ chính xác cao như vậy, đối phương cũng có thể tấn công những nhà máy lọc nước biển và nhiều mục tiêu trọng yếu khác", một nhà phân tích an ninh Arab Saudi cho hay.
Lưới phòng không của Arab Saudi được coi là thuộc hàng mạnh nhất tại Trung Đông với 17 radar cảnh giới tầm xa AN/FPS-117, 6 radar cảnh giới chiến thuật AN/TPS-43, cùng nhiều hệ thống🔯 phòng không tầm xa Patriot, tên lửa tầm ngắn HAWK cải tiến và pháo Oerlikon Contraves. Các tổ hợp này được kết nối vào mạng lưới quản lý không phận thống nhất mang tên "Peace Shield" (Lá chắn hòa bình), cho phép ch▨ia sẻ dữ liệu mục tiêu và điều phối tác chiến.
Các tổ hợp phòng không này được hỗ trợ bởi lực lượng không quân hùng hậ𓄧u với 167 chiến đấu cơ đa năng F-15SA, 61 tiêm kích hạng nặng F-15C và 53 máy bay Eurofighter Typhoon có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu trong thời gian ngắn.
Quân bài chủ lực trong mạngꦡ lưới phòng thủ này chính là hệ thống Patriot, có nhiệm vụ bảo vệ các thành phố lớn và cơ sở hạ tầng chủ chốt. Các khẩu đội Patriot từng nhiều lần đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo do phiến quân Houthi phóng vào lãnh thổ Arab Saudi.
Tuy nhiên, các hệ thống này hoàn toàn im hơi lặng tiếng trong vụ tập kích sáng 14/9. Giới chuyên gia cho rằng Arab Saudi🅠 đáng lẽ phải tăng cường phòng vệ tại những khu vực trọng yếu của quốc gia sau nhiều lần bị phiến quân Houthi tập kích.
"Bản chất của chiến tranh bất đối xứng là🍃 những nhóm phiến quân có thể dꦆùng vũ khí rẻ tiền để gây bất ngờ cho các đội quân hùng hậu, nhưng lời giải thích đó không thể bào chữa cho những gì xảy ra ở Abqaiq", cây bút Bobby Ghosh của Bloomberg nhận xét.
Quân đội Arab Saudi có rất nhiều thời gian và tiền bạc để tăng cường phòng thủ, nhất là khi nước này đứng thứ ba thế giới về ngân sách quốc phòng trong năm 2018. "Đáng ra họ nên sở hữu khả năng phát hiện những cuộc tập kích đường không, đặc biệtꦯ là khi chúng diễn ra từ khoảng cách hàng trăm km", Ghosh nói thêm.
Một nguồn tin am hiểu ☂hoạt động của Aramco xác nhận hệ thống bảo vệ nhà máy lọc dầu tại Abqaiq không đủ khả năng đối phó UAV. Nhà máy này từng được bố trí một tổ hợp Patriot từ năm ngoái, nhưng tình trạng sẵn sàng chiến đấu của những vũ 🐎khí phòng không tầm ngắn như tên lửa HAWK cải tiến và pháo Contraves không được công bố.
Một số quan chức tỏ ý bênh vực Arab Saudi, cho rằng UAV và tên lửa hành trình luôn là đối thủ khó nhằn của mọi hệ thống phòng không trên thế giới🐠 hiện nay.♐ "Chúng thường bay dưới tầm quan sát của radar và rất khó bị phát hiện. Đường biên giới dài giáp với Yemen và Iraq cũng khiến quốc gia này rất dễ bị tổn thương", một quan chức ngoại giao cấp cao tại Trung Đông cho hay.
Tuy nhiên, giới phân tích quân sự cho rằng thách thức này đáng lẽ cần được Arab Saudi đầu tư thời gian, tiền bạc hơn để tìm cách đối phó. Riyadh đã hiểu rõ về mối đe dọa của UAV từ nhiều năm qua và liên tục thảo luận với các đối tác nhằm tìm kiếm giải 🃏pháp ứng phó, nhưng chưa triển khai biện pháp phòng thủ nào mới.
"Những tổ hợp phòng không truyền thống thường được thiết kế để tiêu diệt máy bay tầm cao. Tên lửa hành trình và UAV hoạt động sát mặt đất, dễ dàng ẩn mình khỏi lưới cảnh giới. Việc đánh chặn chúng cũng rất tốn kém, một UAV của phiến quân chỉ tiêu tốn vài trăm đến vài nghìn USD, trong khi๊ mỗi quả đạn Patriot có giá lên tới 3 triệu USD", Dave DesRoches, giáo sư tại Đại học Quốc phòng ở Washington, nhận xét.
Giải pháp bố trí ꦚhệ thống tác chiến điện tử nhằm vô hiệu hóa UAV trên đường bay từng được đề xuất, nhưng chúng có thể gây gián đoạn hoạt động tại những cơ sở công nghiệp và gây lo ng🌊ại về sức khỏe con người nếu vận hành liên tục trong thời gian dài.
"Quân đội Arab Saudi🔯 sẽ phải có rất𓄧 nhiều điều cần giải thích về việc họ không thể bảo vệ được những cơ sở lọc dầu quan trọng nhất trước đòn tấn công", Gary Grappo, cựu đại sứ Mỹ ở Oman, nói.
Vũ Anh (Theo Reuters, Bloomberg)