Đối v🐟ới một người giáo viên, việc dạy thêm có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với không ít thử thách.
Tôi là một giáo viên, tôi có nguyện vọng được dạy thêm ♕và tôi nhận thấy rõ có rất nhiều học sinh có nguyện vọng học thêm sau giờ lên lớp. Có nhiều l♓ý do để một giáo viên dạy thêm.
Đầu tiên, lý do mà tôi nghĩ là quan trọng nhất đối với tất cả đó là cải thiện thu nhập. Thời điểm tôi ra trường và thi viên chức giáo viên là 11 năm trước. Tôi nhận được mức lương thử việc là khoảng hai triệu bảy trăm ngàn đồng.
Với số tiền đó, tôi có thể nuôi sống bản thân tuy nhiên không thể phụ giúp chi tiêu cho gia đình. Đối với người không có gánh nặng gia đì☂nh thì khá ổn nhưng ai cũng có gia đình để chăm lo.
Đối với người trẻ như chúng tôi, chúng tôi còn cần có tài sản tích lũy. Tuổi trẻ là tuổi lao động, xây dựng tương lai, mức thu nhập như thế🐻 chưa thể làm sự đảm bảo an toàn cho tương lai. Chính vì thế, tôi cần kiếm thêm việc để có thêm thu nhập.
Dạy thêm, dạy phụ đạo cho học sinh là công việc giúp tôi có thêm một phần nào thu nhập lo cho gia đình, đặc biệt trong b🍌ối cảnh mức lương chính thức của giáo viên đôi khi chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống.
Việc dạy🐻 thêm có thể giúp giáo viên cải thiện điều kiện tài chính của bản thân. Dạy thêm cũng giúp tôi nâng cao kỹ năng giảng dạy. Tôi có thể xây dựng chương trình cho từng nhóm học sinh khác nhau, nhóm cần nâng cao kiến thức, nhóm cần củꦏng cố kiến thức, giúp các em đạt mục đích học tập của mình.
Khi dạy thêm, tôi có thể thử nghiệm những phương pháp giảng dạy mới, linh hoạt hơn so với các tiết học chính thức. Điều này có thể tạo ra môi trường học tập thú vị ꧑và sáng tạo cho học sinh. Tôi có thể dành nhiều thời gian hơn đ𓆏ể làm việc với những học sinh yếu, học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài, hoặc những em có nhu cầu đặc biệt về giáo dục.
Đối với học sinh, việc học thêm cũng mang lại nhiều lợi ích. Các em học sinh thực sự có nhu cầu học thêm, nâng cao và ôn luyện kiến thức để thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT và đủ điểm xét tuyển vào trường đại học mà các em mơ ước. Có một thực tế là nếu các em chỉ học kiến thức trên sách, 🎃trên lớp thì các em sẽ gặp khó khăn và lúng túng khi tiếp cận đề thi tốt nghiệp, đề thi đại học.
Thế hệ tôi ngày trước cũng vậy, ngoài học trên lớp, chúng tôi cũng tham gia các lớp học tăng tiết ở trường và học thêm ở nhà thầy cô. Khi đó, thầy cô đã khắc sâu và rèn luyện thêm cho chúng tôi nhiều kiến thức giúp chúng tôi ⛄tự tin hơn trong các kì thi quan trọng.
Dạy thêm là một hình thức ôn tập bài giúp học sinh hiểu bài tốt hơn. Giáo viên có thể thiết kế các bài học ꧟dạy thêm để đáp ứng nhu cầu và khả năng của từng học sinh và sát với cấu trúc🐻 của các đề thi. Dạy thêm giúp học sinh giải quyết các vấn đề mà các gặp phải trong quá trình học tập chính thức.
Các em có thể củng cố những phần kiến thức chưa vững, từ 💙đó cải thiện điểm số v♉à sự tự tin trong học tập. Dạy thêm đặc biệt quan trọng với những em gặp khó khăn trong học tập, với những học sinh yếu hoặc chậm tiếp thu trong lớp học chính thức. Học thêm thường được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn để ôn luyện cho các kỳ thi quan trọng. Điều này giúp học sinh có thêm thời gian ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi.
Lớp học thêm thường có ít học sinh hơn so với lớp học chính. Theo quy định, lớp học chính thức ở cấp 2 và cấp 3 là 45 học sinh nhưng trên thực tế có thể sẽ hơn con số đó. Để cho 45 học sinh cùng hiểu bài là th𝓰ách thức to lớn với giáo viên trong 45 phút giảng dạy. Một số học sinh có thể gặp khó khăn về một số phần kiến thức cụ thể.
Dạy thêm là cơ hội để giáo viên giúp các em vượt qua những khó khăn này mà không bị gián đoạn bởi chương trình học chung. Khi dạy thêm, giáo viên có thể dành nhiều thời gian hơn để giải đáp thắc mắc, giúp đỡ học sinh một cách t🅰rực tiếp. Trong các lớp học thêm, học sinh có thể học với tốc độ và cách thức phù hợp với bản thân hơn không phải theo tiến trình bài học được quy định sẵn trên lớp. Giáo viên cũng có thể linh hoạt hơn trong việc thiết kế các hoạt động học, giúp học sinh phát triển niềm đam mê học tập.
Tuy nhiên, dạy thêm cũng có những điều cần cân nhắc. Một mặt, tôi dạy thêm quá nhiều, tôi có thể sẽ gặp căng thẳng vì khối lượng công việc lớn. Tôi vừa phải đảm bảo chất lượng công việc giảng dạy chíꦿnh khóa và chất lượng dạy thêm và gần như tôi không có thờ🐬i gian nghỉ ngơi.
Hơn nữa, việc dạy thêm cũng cần đảm bảo tính công bằng꧙, đồng thời đảm bảo rằng việc dạy thêm mang lại lợi ích thực sự cho học sinh mà không tạo ra áp lực lớn cho bản thân hay cho các em.
Tôi biết rõ không phải ai cũng có điều kiện tài chính để tham gia các lớp học thêm, và điều này có thể gây ra sự bất bình đẳng giữa các học sinh. Và có✨ một sự thật rằng, có nhiều người không ủng hộ dạy thêm, học thêm. Thế nên trong mắt nhiều người hình ảnh cô giáo dạy thêm là một hình ảnh xấu xí.
Tuy rằng, đâu đó vẫn có những hiện tượng tiêu cực nhưng thực tế, vẫn có nhiều phụ huynh chủ động đăng ký cho con học các khóa học, lớp họ𒊎c 🍸ở các trung tâm, giáo viên, học với gia sư với mong muốn con sẽ có thêm nhiều kiến thức, phát triển thêm nhiều kỹ năng.
Tôi cũng nhận thấy có rất nhiều học sinh hăng hái, nhiệt tình tham gia nhiề♐u lớp học cả về kiến thức lẫn năng khiếu với niềm đam mê và với sự say sưa nhiệt huyết để chiếm lĩnh kiến thức trên hành trình đi đến tương lai mơ ước của chính các em.
Giáo viên chúng tôi vẫn có mong muốn được dạy thêm để nâng cao năng lực, cải thiện đời sống tài chính và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với trách nhiệm và♏ áp lực, đòi hỏi giáo viên ph꧋ải quản lý thời gian và năng lượng một cách hợp lý.
*Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết về chuyện học thêm - dạy thêm về địa chỉ email:[email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
Lê Ái