Ở những quốc gia phát triển, bậc lương cao nhất mặc định cho các ngành: giáo dục, pháp luật, y tế. Ba lĩnh vực này tạo nên một quốc gia vững mạnh về nội tại để từ đó tạo lực phát triển toàn bộ các ngành khác và định hình toàn bộ chất lượng sống xã hội. Tuy nhiên, giáo dục thực ra l💧à bao trùm tất cả các lĩnh vực, đó không còn là một ngành mà là phương pháp sản sinh ra tất cả mọi ngành.
Một đứa tr🅰ẻ khi mới chào đời đã gắn kết đời nó với sự học. Đầu tiên chúng cần được chăm sóc đúng cách bởi những người học đúng cách. Những người học đúng cách này được truyền đạt từ những người dạy đúng cách. Người dạy phải có kiến thức đúng và trách nhiệm truyền đạt tận tâm. Muốn có được điều này cần sự minh mẫn từ thể chất đến tinh thần của người làm công tác giảng dạy, cũng như chữa b♐ệnh gắn với y đức và thực thi pháp luật gắn với nghiêm minh công bằng. Trong thời đại này, kinh tế chính là yếu tố cần để thực thi được những điều này.
Nhưng tại sao mức lương của ngành giáo dục tại Việt Nam không thể cao như các quốc gia phát triển? Tại sao chúng ta đều biết lợi🅺 ích thiết yếu của các ngành này gắn liền với tiến trình cường quốc hóa một đất nước nhưng không thể thực hiện được?
>> Khi giáo viên lo dạy chữ hơn dạy làm người
Theo phân tích tổng hợp từ nhiều mặt thì đó chính là trong giai đoạn qua, tại Việt Nam, giáo dục chưa đi đúng hướng. Kiến thức bách khoa toàn thư được xuất bản bới những quốc gia có điều kiện nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển hàng đầu thế giới và do đó giáo viên người được tiếp cận không thể truyền đạt sai. Cái sai chính là giáo dục lý thuyết, thiếu thực hành. Giáo dục hướng đến bằng cấp sau khi đã hoàn t🌱hành 90% lý thuyết, chứ không phải 90% thực hành.
Nếu quay trở lại vấn đề về lương thì giáo dục và kinh tế không thể tách rời, giáo dục phải chỉ ra cách để phát triển kinh tế. Kinh tế ở đây là phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý, nghệ thuật. Cách giáo dục mang nặng lý thuyết đã không thể kích thích được tiến trình phát triển kinh tế đúng nghĩa và không mang lại lợi nhuận kinh tế.
Cho nên, ở Việt Nam, lĩnh vực giáo dục đã không thể là lĩnh vực hàng đầu như các nước phát triển. Nếu học khóa của nước ngoài sau khi tốt nghiệp hầu hết đều thích ứng công việc và làm được ngay và tạo ra nguồn lực kinh tế để quay trở lại nuôi dưỡng ngành giáo dục. Lỗi này không thuộc về người dạy theo 🔯giáo trình.
>> Ở VN, những giáo viên như thế nào đang hưởng lương cao? Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.