Sau bài viết Sống bằng lương, VnExpress nhận được rất nhiều bình luận quan tâm𒊎 của độc giả xung quanh vấn đề này:
Nhiều độc giả thắc mắc tại sao làm ở khu vực công lương thấp nhưng nhiều người vẫn muốn vào: "Mấy chục năm nay tôi vẫn có một thắc mắc cho hầu hết tất cả mọi người rằng lĩnh𝓀 vực công, lương thấp nhưng sao ai ai cũng cố bỏ tiền chạy vào? Ai ai cũng có câu trả lời cho riêng mình, và hầu hết đều hướng đến là 'có quyền sẽ có nhiều tiền' chứ đa phần chưa ai có ý nghĩ ngược dòng 'Ai tài, cống hiến thì sẽ có nhiều bổng lộc. Giải đáp mọi vướng mắc, ngõ ngách của tiền lương không phải là vấn đề dễ dàng để giữ người 💞có năng lực nâng cao hiệu quả lĩnh vực công", độc giả có nick minhnguyen6372 nêu.
(Xem thêm: Ngꩲười trẻ đi xuất khẩu lao động thì tăng tuổi nghỉ hưu để làm gì?)
Có ý kiến cho rằng nếu tiền lương đủ cao♓, đủ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cho công chức thì sẽ hạn chế được tham nhũng:
Bạn đọc Antony cho rằng: "Trước giờ người ta nói 'lương lậu' chứ không nói "lậu lương" nghĩ kỹ thì rõ ràng 👍lương luôn đi đầu, nếu 🌳nó không nuôi được người cán bộ thì sẽ phát sinh lậu".
Cùng ý kiến trên, bạn đọc Hoàng đề xuất: "Giảm bớt công chức, tăng lương gấp đôi cho số người còn lại. Những công ch🌠ức mất việc thì ra ngoài khu vực tư nhân, công ty nước ngoài mà làm việc. Không đủ năng lực thì học thêm, hoặc lao động chân tay. Những công chức còn ở lại thì tuyệt đối không được tham nhũng, không được đưa con cháu vào ngành. Dù tham nhũng một cái kẹo cũng phải bị xử lý hìn💜h sự".
Tuy nhiên độc giả Aingaibuon lại băn khoăn: "Ai là người được đánh giá là đủ năng lực có tài, làm việc hiệu quả để được ở lại làm việc, ai là ngưòi bị tinh giảm? Cho nghỉ đúng người đúng việc và ai là người đánh giá đây? Hay người xu nị🦹nh, được lòng lãnh đạo sẽ được ở lại?".
(Xem thêm: Cử nhân thất ng𓆉hiệp, nhưng chứng chỉ tiếng Anh giúp tôi tì💧m việc lương cao)
"Người tài tạo cơ chế, hay cơ chế tạo người tài? Hiện tại tôi có suy nghĩ rằng chúng ta muốn thay đổi vì thấy quá nhiều bất cập. Mục tiêu hướng đến thì thấy rồi, nhưng làm sao thay đổi, ai thay đổi thì quả thực quá gian nan. Có cảm giác hô hào thay đổi là một chuyện, nhưng còn quá nhiều người vẫn muốn giữ nguyên vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lực (lợi) của họ- Khang_Khang nhận xét.
Tuy nhiên, độc giả Quang Anh lại không đồng ý với ý kiến cho rằng tăng lương ꧂sẽ giảm bớt tham nhũ🐼ng: "Bi kịch của loài người là luôn muốn có thêm, kiếm thêm ngay cả🌜 khi mình không cần. 'Đủ sống' rất mơ hồ và là mục tiêu di động khi nhu cầu của mỗi cá nhân không ngừng tăng lên. Do vậy việc tăng lương cho công chức chưa chắc là một giải pháp hay nếu không có những quy định rõ ràng khác về trách nhiệm và đạo đức công chức".
Chia sẻ ý kiến của bạn tại đây.