Thời gian qua, nhiều công nhân tại các khu công nghiệp đồng loạt ngừng việc để phản đối chính sách lương thưởng của công ty. Trong khi tình hình vật giá liên tục leo thang, mức lương của các công nhân vẫn giậm chân tại chỗ, thậm ch♛í bị ảnh hưởng đáng kể do dịch bệnh kéo dài, khiến đời sống của gia đình họ rơi vào cảnh khốn đốn. Câu hỏi được đặt ra là thực trạng lương công nhân không đủ sống bắt nguồn từ đâu và giải pháp cho vấn đề này là gì?
Nhiều độc giả VnExpress cho rằng, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ những bất cập trong quy định mức lương tối tiểu vùng hiện nay:
Đồng quan điểm, độc giả Thanh Thủy cho rằng mức lương tối thiểu hiện nay đã không còn phù hợp: "Thế nào là lương đủ sống? Người lao động không chỉ sống cho riêng mình, ít nhất họ còn gia🌼 🙈đình và con cái. Mức lương tối thiểu quy định hiện hành đã quá lạc hậu rồi. Cũng không nên đặt vấn đề tăng lương chung chung, mà chỉ cần tập trung vào đối tượng người lao động thu nhập thấp.
Phải thiết kế chính sách hợp lý để người lao độn꧂g đủ sống và hưởng thụ chính đáng 🔯những phúc lợi tối thiểu khác, như nhà ở, y tế, giáo dục, nuôi dưỡng con cái. Cần kết hợp đồng bộ các chính sách lương tối thiểu, phúc lợi xã hội, cơ chế cạnh tranh thị trường, nỗ lực của cá nhân người lao động, để họ có quyền và nghĩa vụ sống và làm việc đàng hoàng".
"Lương tối thiểu vùng thấp, trong khi lạm phát tăng khiến lương công nhân không đủ sống. Giải pháp cho vấn đề này là nhà nước phải điều chỉnh lại lương tối thiểu vùng. Với mức hiện nay chỉ 3,07 triệu đồng cho vùng IV thì làm sao công nhân đủ sống? Trong khi đó, các doanh nghiệp lại chỉ căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để xây dựng khung lương cho đơn vị mình", bạn đọc Jingis9 bổ sung.
>> Ngừng làm việc vì giảm thưởng Tết
Giai đoạn 2009-2020, nhà nước liên🐼 tục điều chỉnh lương song chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu người lao động. Chưa kể với lý do dịch bệnh, hai năm qua lương tối thiểu không được điều chỉnh. Từ năm 2020 đến nay, lương tối thiểu cao nhất áp dụng cho vùng I ở mức 4,42 triệu đồng, thấp nhất vùng IV là 3,07 triệu đồng.
Từ cơ sở này, các nhà máy xây dựng lương cơ bản và thường sẽ bám rất sát mức lương tối thiểu vùng, chỉ cao hơn 5-10%. Thu nhập từ tăng ca, thưởng Tết, chi trả chế độ ốm đau... đều căn cứ mức lương này. Trong khi đó Covid-19 xuất hiện, người lao động phải chi nhiều hơn cho y tế nhưng việc tăng lương bị trì hoãn càng khiến đời sống công nhân khó khăn.
Nói về bất cập trong quy định lương tối thiểu vùng hiện nay, độc giả Nguyen Viet Anh nhấn mạnh: "Quan trọng là quy định về mức lương tối thiểu của chúng ta vẫn còn quá thấp. Các doanh nghiệp đương nhiên mong muốn chi phí tối thiểu, lợi nhuậꦕn tối đa, vì vậy họ chỉ dựa vào mức lương tối thiểu để làm căn cứ tính lương công nꩲhân. Theo tôi, muốn cải thiện tình hình này, chỉ có thể bằng cách nâng lương tối thiểu vùng lên mức hợp lý hơn".
Cùng chung quan điểm, bạn đọc Duong5591 cho rằng: "Chúng ta cần cân nhắc nâng phúc lợi lên để hỗ trợ cho ngườꦚi lao động. Đây cũng là một giải pháp trong điều kiện chưa thể nâng được mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Chẳng hạn như miễn phí tiền học để con em công nhân (các em đến trường không phải nộp bất kỳ khoản tiền nào), miễn phí chữa bệnh, hỗ trợ tiền trọ hoặc bán nhà với giá ưu đãi... Thực ra, trong tổng chi phí của người lao động cho cuộc sống thường ngày, mức chi nhiều vẫn là tiền trọ, tiền học hành, tiền khám chữa bệnh, chứ tiền ăn uống không nhiều".
>> Tính lương theo th🐼âm niên làm mất động lực làm việc
Lương công nhân không𒅌 đủ sống đang là một bài toán vô cùng cấp bách, cần sớm tìm được lời giải. Người lao động luôn bị rơi vào thế yếu trong các cuộc thương lượng lương thưởng. Thế nên, rất cần phải có những can thiệp kịp thời về chính sách để lấy lại công bằng cho công nhân lao động:
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.