Bạn tôi, phó giám đℱốc một trung tâm cấp sở tại TP HCM cho hay, lương tháng của anh, dù được tính theo bậc “chuyên viên chính”🦄 (mức cao theo ngạch lương nhà nước) nhưng tổng thu nhập cũng chỉ hơn 6 triệu đồng.
Với 6 triệu đồng mỗi tháng, để sống tạm, anh phải làm thêm nhiều công việc khác. Nhiều người làm việc nhà nước cũng thừa nhận chuyện này. “Không làm thêm việc khác thì không đủ tiền để sống. Mà thiếu tiền thì dễ sinh ra vòi vĩnh, tham ô, nhận hối lộ”, một anh bạn cũng đang hưởn📖g mức lương “chuyên viên chính”, 🎃ở một sở khác bộc bạch.
Để sống được ở một thành phố như Sài Gòn, Hà Nội với những người đã có gia đình, thu nhập trung🌠 bình khoảng 10 triệu đồng chẳng thấm vào đâu. Nhưng nếu làm việc nhà🎶 nước, mấy ai được trả lương tháng trên 10 triệu đồng.
Than lương thấp không sống nổi. Không sống nổi nhưng ai cũng phải sống. Nếu không muốn nghỉ việc ra làm tư, thường có hai phương án để lựa chọn: kiếm thêm việc làm để tăng thu nhꦗập hoặc lợi dụng công việc mình làm để “kiếm thêm”. Xét ở góc độ nào thì động cơ kiếm tiền của họ cũng không phải vì công việc chính mà họ được giao. Cách thức tính lương theo vị trí và thâm niên công tác khiến động cơ làm việc của nhiều người bị chi phối, xô lệch...
Thử đặt mình là anh cảnh sát giao thông, bạn có hết mình với công việc đảm bảo trật tự giao thông để rồi 😼mỗi tháng chỉ nhận được mức lương chỉ vài triệu đồng? Thử đặt mình là bác sĩ, bạn có thể hết mình lo cho bệnh nhân khi phụ cấp mỗi ca mổ chỉ nhận được vài chục nghìn đồng?
Nếu anh ♔cảnh sát giao thông, bác sĩ không thể sống được bằng thu nhập chính từ công việc của mình thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi nghĩ không quá khó để tìm thấy câu trả lời.
Báo cáo sơ kết tình hình giao thông ở TP HCM trong 9 tháng đầu năm 2014 cho thấy có hơn 1.300 trường hợp cảnh sát giao thông được nêu gương liêm khiết - không nhận hối lộ với tổng số tiền 148 triệu đồng. Tôi khá băn khoăn về việ⛦c biểu dương sự liêm khiết. Với tôi, chuyện này nên được ghi nhận là tình trạng hối lộ cảnh sát giao thông xảy ra ngày một nhiều, hơn là biểu dương. Không phải vì số tiền bị từ chối quá nhỏ (chỉ hơn 100 nghìn đồng một lượt liêm khiết) mà là chuyện không nhận tiền đúng ra là lẽ đương nhiên.
Tôi nhớ có một câu nói đáng để suy ngẫm: “Sống lương thiện là vấn đề quan trọ💎ng hơn là tỏ ra lương thiện”.
“Chúng ta đang trả lương theo kiểu 'giả vờ' nên người lao động cũng làm việc theo kiểu 'giả vờ'”, ông Trần Thanh Hưng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nguồn lực Quốcཧ tế chia sẻ với tôi góc nhìn của ông về cách thức chi trả tiền lương. Ông nói, Chính phủ quyết định tăng lương nhưng mức tăng đó cũng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu về chi trả thực tế. Ai cũng có thể bị đồng tiền đánh gục, nhất là khi lương đượ🔯c trả theo kiểu “giả vờ” và gạo, tiền cơm, áo vẫn là nỗi lo thường trực của mỗi viên chức.
“Lươ♏ng thiện” dư🏅ờng như vẫn chỉ là khái niệm nằm đâu đó trong tâm thức.
Trung Thanh