Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau có chủ trương lấy hình ảnh tôm làm biểu tượng địa phương. Công trình có kinh phí dự tính khoảng 21 tỷ đồng, được làm bằng bêtông cốt thép, ốp gốm, đặt ở quảng trường Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau). Dự án quảng trường có tổng đầu tư dự kiến 236 tỷ đồng. Ban Quản lý dựꦆ án công trình giao thông được giao phối hợp với ông Tô Minh Tấn (tác giả biểu tượng tôm) chọn đơn vị thiết kꦐế và thi công.
Một số người thắc mắc việc địa phương chọn lựa tôm làm biểu tượng thay vì cua đã phù hợp hay chưa. Bởi vùng đất Cà Mau 🐲thường gắn liền với đặc sản cua, nhất là cua được nuôi ở huyện Năm Căn, được tiêu thụ khắp cả nước.
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Duꦬ lịch Cà Mau (đơn vị được giao phối hợp chọn biểu tượng), cho biết chọn biểu tượng tôm vì loài thủy sản này mang tính đặc trưng, tiêu biểu, gắn với địa phương. Việc này cũng giúp quảng bá, giới thiệu hình ảnh tôm của tỉnh đến du khách trong nước, quốc tế. Hiện mỗi năm Cà Mau xuất khẩu trên một tỷ USD.
Ngoài ra, theo ông Hùng, năm🐓 2023 khi tổ chức festival tôm, tỉnh có♉ tổ chức vận động sáng tác biểu tượng con tôm Cà Mau. Sau đó tác phẩm đạt giải được xây dựng mô hình, đặt tại quảng trường. Biểu tượng tôm mới sẽ kế thừa mô hình trước đó, đặt trên nền cũ.
"Việc chọn lựa tôm nhằm tôn vinh nghề nuôi cùng các dịch vụ🐭 liên quan ngành tôm đóng góp to lớn đối với kinh tế của tỉnh; hướng đến sản xuất tôm sinh thái, thân thiện môi trường", ông Hùng lý giải.
TS Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học ở Đồng bằng sông Cửu Long (thuộc Trường Đại học Cần Thơ), cho hay việc chọn cây, con làm biểu tượng cho tỉnh hay vùng đất là vấn đề "khá nhạy cảm". Những cây trồng, vật nuôi được chọn phải gắn liề꧙n với địa phương, thành biểu tượng độc q♈uyền. Do đó biểu tượng được chọn phải đạt 3 tiêu chí: tính hiếm, tức chỉ nơi đó mới có; thứ hai là có nhiều nhất; thứ ba là gắn với lịch sử, thể hiện khát vọng địa phương.
"Cà Mau chọn👍 biểu tượng tôm với lý do đây là mặt hàng đem lại thu nh꧋ập cao nhất cho tỉnh. Việc lựa chọn này giúp địa phương có điều kiện quảng bá, đẩy mạnh sản phẩm chủ lực", TS Ni nói.
Trong khi đó, TS Trần Hữu Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu L𒀰ong, cho rằng việc lựa chọn, xây dựng biểu tượng của tỉnh trước tiên cần xem xét đến đầu tư này có tốn kém hay không. Câu chuyện bỏ ﷽ra hàng tỷ đồng để làm một cụm biểu tượng còn nhiều tranh cãi thì không nên, trừ trường hợp doanh nghiệp tự làm.
"Chúng ta có thể lấy tiền đó để đầu tư vào những việc khác thiết thực hơn cho du lịch hay thế mạnh kinh tế của tỉnh", ông H🐟iệp nói, thêm rằng ai sẽ xác nhận đó l♐à biểu tượng của Cà Mau, bởi tôm cũng là thế mạnh mang lại giá trị cao của Sóc Trăng, Bạc Liêu...
Cà Mauౠ là tỉnh duy nhất cả nước có ba mặt giáp biển, thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản. Địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước với gần 280.000 ha. Ngành tôm ở tỉnh đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh đạt hơn 1,2 tỷ USD.
Với mặt hàng cua, tỉnh cũng có thế mạnh khi mỗi năm tổng giá trị tiêu thụ trên 10.000 tỷ đồng, ở nhiều tỉnh thành, song mới xuất khẩu tiểu nꦿgạch qua Trung Quốc. Cua Cà Mau được mệnh danh là loại ngon nhất nước bởi thịt thơm ngon do sống ở nguồn nước biển độ mặn cao và sạch. Ở Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển) cách đây 5 năm xây mô hình cua bằng chất liệu composite (dài 5 m, rộng 2,8 m, cao 1,72 m) thu▨ hút du khách. Tuy nhiên mô hình này chỉ ở quy mô khu du lịch, không phải biểu tượng của tỉnh.
Ngoài Cà Mau, hiện một số tỉ꧅nh miền Tây có công trình biểu tượng như Bạc Liêu là đàn kìm, An ꦇGiang xây tượng đài cá basa...
Chúc Ly