Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 26/11 nhận trách nhiệm cho thất bại của đảng🍷 Dân Tiến (DPP) cầm quyền trong cuộc bầu cử các vị trí dân cử tại 22 thành phố và địa phương trên khắp hòn đảo. DPP đã để mất 4/6 ghế thị t🍎rưởng quan trọng tại Đài Loan, trong đó có thủ phủ Đài Bắc, còn Quốc dân đảng (KMT) đối lập giành chiến thắng ở 15 địa phương.
"Kết quả bầu cử không như chúng ta kỳ vọng. Tôi sẽ chịu trách nhiệm và từ chức chủ tịch DPP ngay lập tức", bà Thái thông báo sau khi kết 📖quả bầu cử gây sốc được công bố. Tuy nhiên, bà sẽ tiếp tục giữ chức lãnh đạo Đài Loan cho đến kỳ bầu cử năm 2024.
Giới quan sát nhận định trong giai đoạn tranh cử, bà Thái đã đặt cược vào căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc đại lục nhằm củng cố vị thế của DPP ở các thành phố lớn, nhưng thông điệp này không nhận được hưởng ứng như kỳ🀅 vọng từ cử tri.
Đây không phải là lần đầu tiên bà Thái từ bỏ vị trí lãnh đạo đảng sau khi DPP nhận kết quả thất vọng ở bầu cử giữa kỳ. Kịch bản tương tự diễn ra vào năm 2018, song trong cuộc bầu cử lãnh đạo và đại biểu Viện Lập pháp Đài Loan hai năm sau, bà cùng DPP vẫn giành được chiến thắng áp đảo trước các đ🍎ối thủ.
KMT thường thể hiện tốt hơn đối thủ DPP trong những kỳ bầu cử cấp địa phương ở Đài Loan thời gian qua. Đảng này chủ trương♕ cải thiện quan hệ hai bờ eo biển và củng cố hợp tác kinh tế với🍷 Trung Quốc đại lục vì lợi ích của người dân trên hòn đảo.
Một số chuyên gia cho rằng bà Thái đã "đọc vị" sai cử tri khi chọn lá bà🎃i "Trung Quốc đại lục" làm thông điệp chủ đạo trong cuộc bầu cử cấp địa phương, vốn tập trung nhiều hơn vào phương diện dân sinh và những vấn đề gần gũi với cuộc sống của người dân.
Theo Tống Văn Địch, chuyên gia về chính trị thuộc Chương trình Nghiên cứu Đài Loan của Đại học Quốc gia Australia (ANU), cử tri Đài Loan thời gian qua "đã trở nên thờ ơ với mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc", sau những căng thẳn🔜g🍒 liên quan đến chuyến thăm hòn đảo của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cuối tháng 8.
Khi Trung Quốc kết thúc các cuộc tập trận quy mô lớn và không vấn đề vượt kiểm soát nào xảy ra, quan hệ căng thẳng với đại lục không còn 🌠là vấn đề quan tâm hàngಞ đầu của cử tri hòn đảo khi đi bỏ phiếu.
"Lợi thế mà DPP thu về nhờ thông điệp về mối đe dọa từ Trung Quốc đang càng lúc càng n💟hạt nhòa", ông Tống nhận định.
Tổng thư ký DPP Lâm Tích Diệu cho biết đảng cầm quyền sẽ đánh giá lại nguyên nhân thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua, song từ chối bình luận▨ về chiến thuật vận động cử tri bằng lá bài căng thẳng quan hệ với đại lục.
Một 🎐số cử tri sau khi rời phòng bỏ phiếu trả lời với truyền thông rằng họ không mấy quan tâm đến mối đe dọa từ bên kia eo biển trong cuộc bầu cử lần này. Các vấn đề tác động đến lá phiếu bầu thị trưởng của họ chủ yếu gồm kinh tế, phát triển hạ tầng, đời sống địa phương hay trợ cấp nuôi con.
KMT đều xoáy vào những nội dung dân sinh, cộng với vấn đề Covid-19, để thuyết phục cử tri bầu cho ứng viên của đảng tại ở những địa phương trọng điểm, theo Reuters. Đài Loan đã ghi nhận đợt bùng phátꦚ Covid-19 vào đầu năm nay, khiến dịch bệnh và vaccine tiếp tục là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.
Liberty Times, tờ báo thân DPP, cuối tuần qua đánh giá đảng cầm quyền đã tự đặt mình vào♑ thế khó khi cố thúc đẩy cử tri bỏ phiếu bằng "những khái niệm chính trị vĩ mô". Bài xã luận đăng ngày 27/11 cảnh báo DPP sẽ phải lựa chọn chiến lược tiếp tục xoáy vào mối đe dọa từ Trung Quốc hay vấn đề phát triển của hòn đảo trong cuộc bầu cử lãnh đạo năm 2024.
"Câu hỏi về chọn hướng đi sẽ gây tranh cãi nội bộ. Khả năng cạnh tranh c𓄧ủa DPP khi đó sẽ yếu hơn nhiều so với kịch ꦍbản mọi người trong đảng có cùng chí hướng", tác giả bài xã luận cảnh báo.
Tuy nhiên, chuyên gia Tống Văn Địch lưu ý rằng cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan vào năm 2024 có thể diễn ra theo chiều h💛ướng khác. Quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục khi đó sẽ được cử tri quan tâm hơn, tác động nhiều hơn lên cuộc đua giữa DPP và KMT.
J. Michael Cole, cố vấn cấp cao cho Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI) của Mỹ đang làm việc tại Đài Bắc, có chung nhận định. Ông đánh giá thắng lợi của K෴MT trong cuộc bầu cử địa phưꦚơng lần này không phải là dấu hiệu thuyết phục cho thấy người dân hòn đảo đã thay đổi thái độ đối với Trung Quốc đại lục.
"Cuộc bầu cử địa phương năm nay tập trung vào các vấn đề sát sườn với đời sống của người dân. Tôi nghĩ kết quả không dẫn đến tác động đáng kể lên chính sách trong quan hệ giữa hai bờ eo biển. Nói cách khác, kết quả cuộc bầu cử này không phản ánh tâm tư của 🧸cử tri trong lựa chọn lãnh đạo tiếp theo của Đài Loan", ông nhấn mạnh.
Châu Lﷺập Luân, chủ tịch KMT, trong tuyên bố chiến thắng hôm 26/11 đã tái khẳng định mong muốn của đảng là trở lại cầm quyền trong cuộc bầu cử lãnh đạo năm 2024. Lần gần nhất KMT lãnh đạo chính quyền Đài Loan là giai đoạn 2008-2016, dưới thời ông Mã Anh Cửu﷽, chính trị gia có lập trường thân thiện với Bắc Kinh.
KMT chủ trương🃏 chấp nhận "đồng thuận năm 1992" trong vấn🌼 đề Đài Loan, trong đó Đài Bắc và Bắc Kinh nhất trí về khái niệm "một Trung Quốc" nhưng chấp nhận cách diễn giải về tương lai mỗi bên mỗi khác.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2016, bà Thái Anh Văn đã từ chối thừa nhận đồng thuận này. DPP chủ trươnꦐg🍰 "giữ nguyên trạng" Đài Loan, trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc đại lục luôn xem hòn đảo là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.
Ông Châu Lập Luân trong thông điệp chiến thắng đêm 26/11 tiếp tục cam kết KMT sẽ nỗ lực "duy trì hòa bình ở khu vực", lặp lại chủ ꩵtrương quan hệ hòa dịu với Bắc Kinh để phục vụ phát triển của Đài Loan, vốn được duy trì qua các đời lãnh đạo KMT gần đây.
Trong khi đó, chuyên gia Tống Văn Địch cho rằng vẫn còn quá sớm để phỏng đoán về cơ hội chiến thắng của KMT trong cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan hai năm tới. Lợi thế lớn nhất mà KMT thu được từ cuộc bầu cử địaꦺ phương cuối tuần qua là cải thiện uy tín của họ trên chính trường, nổi lên thành ứng viên sáng gi𝔍á nhất trong các đảng đối lập để thách thức bà Thái cùng DPP.
"KMT giờ đây trở thành đảng có tiềm năng thống ཧnhất phe đối lập và thu hút mọi lá phiếu không ủng hộ chính quyền đương nhiệm của bà Thái", chuyên gia Tống Văn Địch đánh giá.
Thanh Danh (Theo CNN, AFP, Reuters)