Hai ngày sau khi Nga hoàn tất chuyển giao các hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Syria hôm 1/10, Bộ trưởng Hợp tác khu vực Israel Tzachigb Hanei tuyên bố việc đối phó với loại vũ khí này đã nằm trong kế hoạch của quân đội Israel. Các chuyên gia quân sự cho rằng tuyên bố đầy tự tin của Hanei cho thấy Israel dường như đã có sẵn nhiều giải pháp để vô hiệu hóa S-300, đặc biệt là khi phối hợp với đồng minh Mỹ, theo Drive.
Theo chuyên gia quân sự Joseph Trevithick, 4 xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL) trong hệ thống S-300 của Nga chỉ có thể giúp Syria tăng cường năng lực phòng không ở mức tối thiểu. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serꦿgei Shoigu tiế🌄t lộ tầm bắn tối đa của các tổ hợp S-300 là 250 km, cho thấy nhiều khả năng các tổ hợp này sử dụng đạn tên lửa 48N6E3 của phiên bản S-300PMU-2 "Favorit".
Nಞếu Syria bố trí hệ thống này ở phía nam gần thủ đô Damascus, họ có thể bao quát được Địa Trung Hải, một phần không phận Israel và hầu hết không phận Lebanon, nơi máy bay Israel thường xuất🧸 hiện để phóng tên lửa tấn công sâu trong lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, từ vị trí này, hệ thố𒆙ng S-300 khó lòng bao phủ được các khu vực ở miền bắc, gồmꦡ cả những địa điểm Israel từng tấn công và dẫn tới vụ trinh sát cơ Il-20 Nga bị phòng không Syria bắn nhầm.
Ngoài ra, S-300 được tối ưu để tiêu diệt các mục tiêu bay cao từ khoảng cách xa và không bị địa hình cản trở. Lợi dụng điểm yếu này, tiêm kích Israel có thể bay thấp, men theo địa hình đồi núi ở miền nam Syria để che giấu hướng tiếp cận. Các tổ hợp S-300 cũng không thể bắn hạ🦋 những máy bay Israel khi chúng mới cất cánh.
Mỗi xe phóng của S-300 được trang bị 4 quả đạn sẵn sàng chiến đấu, cho phép phóng liên tục tron𓄧g thời gian ngắn. Hiện chưa rõ phương án bố trí trận địa của Syria, nhưng Nga thường đặt các xe TEL rất sát nhau để tăng cường hỏa lực đối phó mối đe dọa.
Với mục tiêu bay thấp, các trận địa thường được bố trí hệ thống ph🐷òng không tầm ngắn. Đây làꦺ lý do Nga cung cấp thêm các tổ hợp Pantsir-S1 và S-125-2M, giúp Syria hoàn thiện lưới phòng không đa tầng khi kết hợp với tên lửa S-300.
Tel Aviv nhiều khả năng sẽ tiếp tục chiến dịch không kích nhằm vào lãnh thổ Syria, bởi mục tiêu chiến lược của họ là ngăn Iran và nhóm vũ trang Hezbol❀lah thiết lập căn cứ tại đây.
Không quân Israel đang vận hành phi đội 12 tiêm kích tàng hình F-35I Adir🍌 , đóng vai trò là lực lượng răn đe chiến lược, sẵn sàng cho kịch bản tấn công các mục tiêu được phòng thủ chặt chẽ bởi hệ thống phòng không hiện đại như S-300. Israel cũng chắc chắn biết cách khắc chế vũ khí này khi từng đối đầu hệ thống phòng không S-300PMU-1 của Hy Lạp trong tập trận Blu🐬e Flag 2017.
"Các hệ thống S-300 Syria có thể bị đánh bại bởi tiêm kích tàng hình của Israel, thậm chí đối mặt nguy cơ bị tiêu diệt ngay trên mặt đất", Bộ trư꧟ởng Hanei tuyên bố.
Việc triển khai những hệ thống phòng thủ tên lửa như Arrow-👍3, David's Sling và Iron Dome gần Syria cũng giúp Israel bắn hạ tên lửa phòng không đối phương khi cần. Israel từng dùng hệ thống Arrow-3 bắn hạ tên lửa phòng không Syria nhằm vào tiêm kích của họ sau một đợt không kích năm 2017.
Israel còn có thểꦰ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ, quốc gia ủng hộ các chiến dịch không kích chống Iran trên lãnh thổ Syria. Sự xuất hiện của S-300 cũng đe dọa tới hoạt động của các tiêm kích Mỹ thực hiện nhiệm vụ trên bầu trời Syria, buộc không quân Mỹ phải vạch kế hoạch đối phó.
Mỹ hiện triển khai một số tiêm kích tàng hình F-22 gần Syria và có thể huy động những máy bay tối tân này kết hợp với F-35I của Israel để th🦩ực hiện các chiến dịch chế áp phòng không Syria trong những chiến dịch không kích tươ🌊ng lai.
Duy Sơn