Năm 2011, Chelsea trả cho Liverpool 83 triệu đôla để có được Fernando Torres. Tuy nhiên, ngôi sao người Tây Ban Nha nhanh chóng trở thành nỗi thất vọng. Các HLV Carlo Ancelotti, 𝄹Roberto di Matteo hay Andre Villas-Boas dính trát sa thải phần lớn là do thất bại trong việc giúp Torres lấy lại bản năng của một sát thủ.
Ba năm rưỡi trôi qua, Torres không thể hòa nhập vào lối chơi của Chelsea và Jose Mourinho quyết định đẩy anh sang AC Milan với một bản hợp đồng khá kỳ lạ: cho mượn với thời hạn hai năm🐎 - bằng với thời gian còn lại trong hợp đồng giữa đôi bên.
Tại sao CLB thành London lại có quyết định như vậy?
Mức lương của Torres hiện tại khoảng 15 triệu đôla mỗi năm. Như vậy lợi ích nhãn tiền mà Chelsea nhận được là giải phóng được một số tiền trong quỹ lương. Ban lãnh đạo cũng nghĩ đến chuyện bán Torres cho một đội bóng khác, nhưng rốt cuộc mọi cuộc t🌠hương lượng đều đổ bể. Một số nguồn tin cho hay, Milan sẽ trả cho Torres 10 triệu đôla mỗi năm tiền lương, và Chelsea lo phần ꦛcòn lại.
Theo Luật công bằng tài chính của UEFA, số tiền 83 triệu đôla phí chuyển nhượng của Torres được chia đều cho năm năm rưỡi thời hạn hợp đồng mà tiền đạo người Tây Ban Nha đã ký. Như vậy, tính đến nay, 53 triệu coi như đã được "ném đi". 30 triệu đôla còn lại được chia đều cho hai năm cuối cùng. Nếu Chelsea thanh ꦛlý hợp đồng ngay với Torres, khoản chi tiêu đó sẽ được tính vào năm tài chính 2014-2015.
Như vậy, Chelsea sẽ có nguy ꧙cơ bị phạt. Dù thu về số tiền khá lớn từ việc bán David Luiz và Romelu Lukaku, đội chủ sân Stamford Bridge cũng đã mua sắm tốn kém và gần chạm tới “giá treo cổ” của UEFA. Nhưng nếu cho Milan mượn Torres, 30 triệu đôla sẽ được chia đều cho hai năm và Chelsea xem như đỡ được 15 triệu tiền chi tiêu trong năm 💜nay. Chưa kể, nếu chấm dứt hợp đồng ngay, Chelsea phải đền bù cho Torres hơn 10 triệu đôla.
Cơ bản, đ🤪ẩy Torres sang Milan, Chelsea tiết kiệm được khoảng 10 đến 15 triệu đôla cho hai năm còn lại trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu tính cả lương và tiền chuyển nhượng, “cục nợ” này vẫn khiến Chelsea gánh ܫsố tiền lỗ khoảng 15 đến 20 triệu mỗi năm.
Một lưu ý đáng chú ý khác: doanh thu áo đấu mà Torres mang lại cho Chelsea khôꦅng hề cao. Ở mùa giải 2012-2013, ngôi sao người Tây Ban Nha nằm trong nhóm năm cầu thủ có áo đấu bán chạy nhất Ngoại hạng Anh nhưng ở mùa giải vừa qua, anh đã rơi khỏi top 10. Mỗi năm, có hơn một triệu áo đấu Chelsea được bán ra và CLB này thu về khoảng 10-15% số tiền từ hoạt động kinh doanh này. Giả sử một cách xông xênh rằng Torres chiếm 25% số lượng áo của Chelsea bán ra, sẽ có khoảng 900.000 𓆉chiếc áo có tên tiền đạo người Tây Ban Nha được tiêu thụ khi anh gia nhập Chelsea đến nay.
Dựa vào doanh thu áo đấu trong ba năm rưỡi qua mà Chelsea công bố là 66༺,5 triệu đôla, số tiền mà Torres mang lại từ bán áo nhiều lắm vào khoảng 6 đến 9 triệu đôla - một con số quá khiêm tốn so với những gì anh nhận được từ đội bóng. Đó là chưa kể lượng áo không có tên cầu thủ được bán.
Theo thống kê, Torres ghi được 20 bàn cho Chelsea ở Ngoại hạng Anh, như vậy, mỗi bàn thắng của anh trị giá hơn 7 triệ𓄧u đôla. Chelsea rõ ràng khôn𝓰g thể chịu đựng thêm được nữa và phải tìm mọi cách để gỡ gạc từ bản hợp đồng thất bại này.