Hải quân Mỹ hồi thập niên 1990 từng theo đuổi hàng loạt dự án phát triển mục tiêu bay có tốc độ cao và tính năng tương đồng tên lửa diệt hạm Nga, nhằm tìm cách khắ🦩c chế và huấn luyện binh sĩ trong điều kiện sát thực tế nhất có thể. Dù vậy,ﷺ các dự án lần lượt thất bại, khiến Lầu Năm Góc phải đặt mua mục tiêu bay MA-31 được Nga phát triển từ nền tảng tên lửa siêu thanh chiến thuật Kh-31.
Tên lửa 🃏Kh-31 được viện thiết kế Zvezda-Strela của Liên Xô phát triển từ cuối thập niên 1970 với mục tiêu cho ra đời tên lửa diệt radar có thể đối phó với những vũ khí tối tân của Mỹ khi đó như tổ hợp phòng không Patriot và hệ thống lá chắn Aegis.
Nguyên mẫu Kh-31 đầu tiên được phóng thử năm 1982 và đưa vào biên chế sau đó 6 năm. Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên mang đầu dò tℱhụ động chuyên diệt radar mang định danh Kh-31P, tiếp đó là biến thể chống𓃲 hạm với đầu dò radar chủ động được gọi là Kh-31A.
Cả hai phiên bản được công khai năm 1991, không lâu trước khi Liên Xô tan rã. Nga sau đó liên tục cải tiến và cho ra đời các mẫu Kh-31 mới để sử dụng trong nước và💯 xuất khẩu, trang bị cho nhiều mẫu chiến đấu cơ như Su-27SM, Su-30, Su-35S, MiG-29M và MiG-35.
Mọi biến thể Kh-31 đều dùng tầng đẩy sơ cấp để đạt tốc độ vượt âm, sau đó kích hoạt động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet)🐎 để duy trì vận tốc siêu thanh trên toàn hành trình.
Kh-31P bay ở độ cao lớn để bám theo🀅 tín hiệu radar đối phương, cho phép nó đạt tốc độ hơn 4.300 km/h và tầm bắn 110 km, trong khi Kh-31A bay sát mặt biển, có tốc độ tối đa 3.300 km/h và tầm bắn 100 km. Các phiên bản hiện đại hóa có thể đánh trúng đích từ khoảng cách 160-250 km.
Dòng Kh-31 được coi là một trong những vũ khí chiến thuật nguy hiểm nhất đối 𒁏với các khẩu đội Patriot và tàu chiến Mỹ, buộc Washington tìm ܫphương án đối phó.
Hải quân Mỹ cuối thập niên 1970 khởi động dự án Mục tiêu Siêu thanh Độ cao nhỏ (SLAT) để kiểm tra năng lực tác chiến của lá chắn Aegis, sau khi gặp thất bại và phải hủy các chương trình ZBGM-90A và ZBQM-111A. Giải pháp tình thế là hoán cải các tên lửa phòng không RIM⛄-8 Talo♍s thành mục tiêu bay MQM-8G Vandal, nhưng chúng có tính năng kém xa yêu cầu và không mô phỏng được mối đe dọa từ tên lửa chống hạm siêu thanh Liên Xô.
Tập đoàn Martin Marietta được giao hợp đồng phát triển SLAT vào năm 1984 và cho ra đời nguyên mẫu YAQM-127A sử dụng động cơ ramjet. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm đã gặp hàng loạt vấn đề, chỉ có một lần thành công trong 6 đợt bắn thử giai đoạn 1987-1989. Hai đợt kiểm tra bổ su🐲ng vào tháng 11/1990 và thán🌺g 5/1991 đều thất bại, khiến quốc hội Mỹ ra lệnh hủy chương trình.
Li🍸ên Xô tan rã đã tạo ra cơ hội hiếm có cho Mỹ, khi Lầu Năm Góc có thể mua hàng loạt thiết kế và vũ khí hoà♉n chỉnh từ Nga, Ukraine và Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (SNG).
Năm 1995, tập đoàn McDonnell Douglas được hải quân Mỹ giao hợp đồng mua và chỉnh sửa tên lửa chống hạm Kh-31A để so sánh với yêu cầu của dự án Mục tiêu Bám biển Siêu thanh (SSST). Tập đoàn này đã bắt tay với Zvezda-Strela để phát triển mục tiêu bay mang định danh MA-3෴1.
McDonnell Douglas mua thân và động cơ tên lửa Kh-31, vốn bị tháo bỏ đầu nổ và hệ thống dẫn bắn, sau đó lắp thiết bị để biến nó thành mục tiêu bay. Phiên bản MA-31 hoàn chỉnh được trang bị hệ thống Phi công Tự động Điều khiển từ xa (URAP), bộ phát tín hiệu, trang thiết ꧃bị đo tham số bay và bộ phận tự hủy ở mũi.
Các mục tiêu bay MA-31 có tính năng kỹ chiến thuật giốngღ hệt tên lửa Kh-31 trong biên chế Nga, có thể bay theo quỹ đạo chống hạm hoặc diệt radar theo yêu cầu. Chúng đủ sức thực hiện các động tác cơ động phức tạp trong khi vẫn duy trì tốc độ siêu thanh ở sát mặt biển.
Boeing sáp nhập McDonnell Douglas vào năm 1997 và duy trì chương trình MA-31. Loại mục tiêu này đánh bại mẫu Sea Snake được Mỹ phát triển năm 1999, giúp Boeing giành hợp đồng chế tạo tổng cộng 34 quả đạn MA-31. Trong giai đoạn 1996-2003, tập đoàn này tiến hành 13 vụ phóng đạn MA-31 từ tiêm kích F-4 Ph🧜antom II. Ba quả gặp sự cố do hệ thống cấp điện hoặc URAP.
Tuy nhiên, thời đại của MA-31 cũng không kéo dài. Hải quân Mỹ muốn sở hữu thêm những mục tiêu bay siêu thanh có tầm bắn và độ chính xác cao hơn MA-31. Họ yêu cầu ওtập đoàn Orbital Sciences chế tạo mẫu tên lửa GQM-163A Coyote.
Nguyên mẫu Coyote đầu tiên bay thử năm 2004, cùng thời điểm Boeing ra mắt thiết kế MA-31PG, trong đó hệ thống URAP được thay bằng bộ dẫn đường vệ tinh tư🀅ơng tự bom JDAM. Boeing cũng nghiên cứu tổ hợp cho phép tiêm kích đa năng F-16 sử dụng đạn MA-31, tăng khả năng mô phỏng mối đe dọa cũng như mở rộng thị trường.
Nỗ lực này không thành công khi Tổng thống Nga Vladimir 🐼Putin áp lệnh hạn chế xuất khẩu vũ khí vào năm 2001, khiến quá trình bàn giao thiết bị cho Boeing bị chậm tiến độ. Tổng thống George W. Bush rút Mỹ khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) cuối năm đó càng khiến quan hệ Moskva - Washington nguội lạnh. Đến năm 2005, Boeing chỉ chế tạo được 18 trong tổng số 34 quả đạn MA-31 theo hợp đồng.
Thành công của dự án 🤡GQM-163A đặt dấu chấm hết cho dòng MA-31. Hải quân Mỹ sử dụng hết mục tiêu bay MA-31 đã được bàn giao và kết thúc dự án vào năm 2007.
"Quan hệ song phương ngày càng xấu đi khiến Mỹ khó lòng mua thêm khí tài Nga trong tương lai gần. Dù vậy, dự án ♏MA-31 vẫn cho thấy giai đoạn lịch sử thú vị khi hải quân Mỹ gặp khó khăn trong chế tạo mục tiêu mô phỏng vũ khí của đối thủ tiềm tàng và cuối cùng lại tìm đến chính nguồn gốc của mối đe dọa đó", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Vũ Anh (Theo Drive)