Bộ Quốc phòng Nga hôm 25/5 thông báo biên đội oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 đáp xuống căn cứ không quân Hmeimim, miền tây Syria. Sau khi được triển khai tới đây, các phi công oanh tạc cơ Nga 𒀰sẽ huấn luyện tại khu vực địa lý mới trong những chuyến bay trên vùng trời⭕ Địa Trung Hải.
Chuyến hạ cánh của🍎 biên đội Tu-22M3 còn chứ🏅ng minh năng lực của đường băng dài 3 km mới được xây dựng tại đây, với khả năng tiếp nhận toàn bộ oanh tạc cơ chiến lược, vận tải cơ và máy bay tuần thám biển trong biên chế quân đội Nga.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng ngoài mục đích thử nghiệm đường băng mớ🔯i, ba chiếc Tu-22M3 được triển khai ở căn cứ Hmeimim còn tăng cường năng lực triển khai sức mạnh của Nga, ⛦không chỉ tại Syria mà còn mở rộng ra khu vực chiến lược xung quanh.
Oanh tạc cơ Tu-22M3 không có khả năng tiếp dầu trên không nhằm tuân thủ điều khoản Hiệp ước Cắt 🃏giảm Vũ khí Chiến lược (START I), khiến chúng bị 𒊎giới hạn đáng kể về tầm bay nếu xuất kích từ căn cứ tại Nga.
Nhưng khi được triển khai tới Syria, với bán𓂃 kính chiến đấu 2.500 km khi mang 10 tấn vũ khí, oanh tạc cơ Tu-22M3 có thể thoải mái hoạt động trên Biển Đen, phần lớn Địa Trung Hải, vươn tới toàn bộ khu vực đông bắc châu Phi và gần như toàn bộ Trung Đông.
"Việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển là thông tin đáng chú ý, vì nó giúp Nga củng cố khả năng tiến công lực lượng tàu mặt nước của NATO, cũng như căn cứ hải quân và không quân, cơ sở h🍌ạ tầng trên các đường bờ biển trong khu vực", chuyên gia quân sự Thomas Newdick nhận xét.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, một nửa số máy bay Tu-22 được biên chế cho không quân hải quân Liên Xô, nhưng tất cả đã 🎀được chuyển sang không quân Nga từ năm 2011.
"Huấn luyện tác chiến hàng hải ở Địa Trung Hải cho thấy không quân Nga đang tìm cách 💜tái lập năng lực tác chiến thời Chiến tranh Lạnh. Những chiếc Tu-22M3 phù hợp với nhiệm vụ diệღt hạm và tấn công hàng hải hơn là ném bom trên đất liền", Newdick đánh giá.
Tu-22M3 từng nhiều lần tham chiến tại Syria, sử dụng bom thông thường để tấn công mục tiêu phiến quân và các nhóm khủng bố. Một số phi cơ được trang bị hệ thống định vị - tấn công SVP-24-22 để tăng độ chính xác của đòn đánh, nhưng về cơ bản vẫn phải dùng bom không dẫn đườn꧟g.
Khi được biên chế vào năm 1983, những chiếc Tu-22M3 có nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra, sẵn sàng tiêu ꦇdiệt các biên đội tàu sân bay Mỹ. Vũ khí chính của Tu-22M3 là ba tên lửa hành trình diệt hạm hạng nặng Kh-22 với tầm bắn 600 km hoặc 10 tên lử🍌a đạn đạo chống hạm Kh-15 có khả năng đánh trúng mục tiêu từ cách 300 km. Tên lửa Kh-22 cũng có phiên bản kết hợp radar với hệ thống định vị, cho phép tấn công mục tiêu cố định như cảng biển và sân bay.
Nga đang dần loại bỏ Kh-22, chuyển sang biên chế mẫu Kh-32 hiện 🦂đại hóa được trang bị radar và hệ thống dẫn đường quán tính mới, tăng cường khả năng kháng nhiꦫễu, mang được nhiều nhiên liệu và sử dụng động cơ mạnh hơn, cho phép tăng tầm bắn đến gần 900 km.
Đợt triển khai Tu-22M3 tiếp nối các nhiệm vụ điều oanh tạc cơ đến căn cứ bên ngoài Nga, tương tự các chuyến bay của Tu-160 đến Venezuela và Nam Phi. Đây là động thái đáng chú ý về mặt địa chính trị, cho thấy lý do Nga đầu tư rất nhiều cho Syria và chính quyền Tổng thống Bꦰashar al-Assad.
"Dù 𝓰những chiếc Tu-22M3 làm gì đi nữa, nhiệm vụ tại Syria cũng thể hiện Nga đang muốn khôi phục khả năng tiến công 𒉰tầm xa ở Địa Trung Hải và đặt những mục tiêu NATO ở châu Âu vào tầm ngắm", Newdick nhận định.
Vũ Anh (Theo Drive)