Nhà sáng lập Jeff Bezos của Blue Origin bay lên rìa vũ trụ hôm 20/7 bằng hệ thống New Shepard gồm tên lửa đẩy và khoang tàu chở khách. Trong khi phần lớn tàu vũ trụ có dáng nhọn, tàu New Shepard với khoang tàu bè rộng như cây nấm꧂ và tên lửa đẩy thon dài bên dưới đang là chủ đề gây tò mò trên mạng xã hội. Nhiều người băn khoăn liệu công ty có ẩn ý gì hay không.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết thiết kế của phương tiện cận quỹ đạo này không phải tình cờ. Hình dáng đặc trưng của tàu New Shepard được thiết kế để 🍸tối ưu hóa không gian cabin cho 6 hành khách và tăng tối đa độ cân bằng của tàu vũ trụ khi quay trở lại Trái Đất, theo Pedro Llanos, kỹ sư kiêm giáo sư vận hành bay vũ trụ ở Đại học Hàng không vũ trụ Embry-Riddle.
"Lý do chính phía sau hình dáng của thiết kế này là vì mục tiêu đầu tiên của🏅 Bezos là chở người vào không gian, vì vậy tất cả đều xoay quanh chở 4 - 6 người trong cabin và tối đa hóa thể tích cabin", Llanos giải thích. "Jeff cũng muốn có cửa sổ lớn nhất để mọi người có thể sở hữu trải nghiệm tuyệt vời".
Các kỹ sư Blue Origin đã thử nghiệm hơn 100 cấu hình đối với hình dáng khoang tàu trước khi chọn thiết kế xòe rộng ở đáy và thuôn nhọn ở đầu. Do khoang tàu là phần đầu tiên lao qua không trung khi tàu New Shepard cất cánh, hình dạn🍸g tròn sẽ giúp giảm lực cản - yếu tố làm giảm tốc độ vật thể trong không khí. Hình dáng tên lửa tác động tới lực cản mà nó gặp phải. Theo NASA, phần lớn bề mặt tròn có lực cản thấp hơn bề mặt phẳng. Tương tự, bề mặt hẹp chịu ít lực cản hơn bề mặt rộng.
Khoang tàu cần duy trì độ cân bằng🎉 trong lúc hạ cánh. Bộ phận này tách khỏi tên lửa đẩy New Shepard trong khí quyển và rơi khoảng 4 phút trước khi bung dù, đưa Bezos và ba hành khách khác tiếp đất an🍃 toàn. Đó là lý do tại sao các kỹ sư cần chế tạo đáy khoang tàu xòe rộng. Phần đáy càng lớn, phương tiện càng tiếp đất tốt hơn, theo Jonathan McDowell, nhà thiên văn học ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian. Khoang tàu với đáy hẹp sẽ kém cân bằng hơn trong quá trình hồi quyển.
Giống như phần♐ lớn tên lửa, New Shepard sử dụng tên lửa đẩy bằng nhiên liệu giúp đưa khoang tàu vào không gian. Mục tiêu của tên lửa trong không gian càng cao, nó càng cần chứa nhiều nhiên liệu đẩy hơn để hoạt động trong suốt hành trình. Vì vậy, tên lửa đẩy chở tàu vũ trụ bay tới Trạm Vũ trụ Quốc tế trên quỹ đạo như tên lửa Falcon 9 của SpaceX cần cao lớn hơn tên lửa đẩy của tàu New Shepard chỉ được thiết kế để bay lên rìa không gian.
Do tên lửa của Bezos chỉ hướng tới đường Karman, ranh giới tưởng tượng ở độ cao 100 km phía trên mực nước biển mà nhiều chuyêꦅn gia công nhận là nơi vũ trụ bắt đầu, các kỹ sư giảm độ cao và chu vi tên lửa đẩy của New Shepard. McDowell cho biết nhiều phương tiện khác có khoang tàu rộng 🅺hơn tên lửa đẩy, bao gồm tên lửa Atlas V của United Launch Alliance, sắp chở tàu vũ trụ CST-100 Starliner của Boeing lên trạm ISS hôm 30/7.
Rất khó dự đoán nhiệm vụ thương mại tương lai có sử dụng thiết kế tương tự hay không. Tên lửa tiếp theo của Blue Origin là New 🗹Glenn trông giống viên đạn. Nó thuôn và dài hơn để chứa lượng hàng hóa lớn hơn nhiều. Nhưng New Glenn được thiết kế để bay vào quỹ đạo và quay trở lại. Khác với bản tiền nhiệm cận quỹ đạo, 𓆉tên lửa này không có phần chóp mũi bè ra theo hình tròn.
An Khang (Theo Business Insider)