Trong bối cảnh dầu thô và giá gas thế giới giảm mạnh, việc EVN tăng 5% giá điện có hợp lý k🀅hông?
Giá dầu thô thế giới giảm mạnh từ trên 100 USD/thùng còn 83,74 USD/thùng (2/7/12 ). Giá gas thế giới giảm 125 USD/tấn, xuống còn 597,5 USD/tấn. Hiện nay, ngoài EVN đang cung ứng 55% sản lượng điện trên toàn hệ thống, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tham gia 11% và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản ( TKV) 5%.
Vậy EVN lợi dụng chiến lược “thị trườn𝓀g phát điện🍬 cạnh tranh”để tăng giá mua điện 5% cho PVN vào lúc này là bất hợp lý.
Cũng nói thêm là PVN là ဣtập đoàn Nhà nước dẫn đầ༺u trong việc đầu tư ngoài ngành: Trong 8 tháng đầu năm 2011, PVN đã đầu tư 5.636 tỷ đồng vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Liệu PVN có ăn thไeo EVN để bù đắp cho các khoản đầu tư “rủi ro” ngoài ngành? Có thể thấy cơ chế quản lý vốn trong các tập đoàn, Tổng công ty lớn Nhà nước còn𒆙 nhiều sơ hở.
Mới đây, việc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) đề nghị giảm thuế xuất khẩu than từ 20% xuống còn 0% có ảnh hưởng g𝓀ì đến giá bán điện không?
Nếu đề nghị này được duyệt, thì giá xuất khẩu than sẽ giảm và sảnജ lượng than xuất khẩu sẽ tăng mạnh. Lúc đó, sẽ thiếu than cho nhu cầu nội địa, cho các ngành điện, xi măng, sắt thép, phân bón,... và giá than nội địa sẽ tăng cao, dẫn đến giá điện sẽ còn tiếp tục tăng cao nữa.
Cũng nên lưu ý rằng từ trước đến nay, sản lư𒀰ợng than xuất khẩu (ĐVT: triệu tấn) của TKV luôn luôn trên 2 con số và vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng quy định tại đề án xuất khẩu than giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020. Rõ ràng là TKV chỉ nhìn vào lợi ích cục bộ mà có thể gây thiệt hại cho lợi ích lâu dài của quốc gia.
Bộ Công Thương nghĩ rằng hiện nay đang giảm phát, là thời điểm thích hợp để tăng giá điện. Đúng hay sai?
Đến hết tháng 4/2012, đã có 96.000 doanh nghiệp "chết" (16,66% của cả n꧑ước), nghĩa là EVN mất đi bình quân 16,66% sản lượng điện tiêu thụ trong khối doanh ngꦓhiệp (là khối tiêu thụ điện nhiều nhất). Thị trường đã bị thu hẹp rất nhiều, mà lại đi tăng giá bán?
Tuy nhiê🍒n, EVN đã nhờ𒁃 thế độc quyền mà làm được điều này. Chắc chắn nó sẽ đưa đến những hệ lụy cho kinh tế vĩ mô.
Theo kết quả kiểm toán Nhà nước (9/2011), chỉ trong 8 tháng đầu năm 2011, các Tổng công ty, t♛ập đoàn Nhà nước đã đầu tꦡư ngoài ngành đến 22.590 tỷ đồng, trong đó EVN đầu tư ngoài ngành 2.100 tỷ đồng, chiếm 2,8% vốn điều lệ.
Ngoài ra, Tập đoàn Điệꦅn lực VN (EVN) lũy kế lỗ đến ngày 30/6/2011 là 31.565 tỷ đồng, trong đó lỗ năm 2010 là 23.647 tỷ đồng. Lúc đó, đã dấy lên dư lu⛎ận: liệu đầu năm 2012, EVN có tăng giá điện để bù đắp vào khoảng đầu tư ngoài ngành bị lỗ nặng và khoản lỗ khủng kể trên?
Giá mà EVN đừng đầu tư ngoài ngành, thì có lẽ chưa có chuyện tăng giá điện. Theo thuyết minh của EVN, thì qua đợt tăng giá này, ngành điện sẽ tăng doanh thu bán điện 6 tháng cuối năm thêm 3.710 tỷ đ🅷ồng.
Điều này còn làm cho xã hội thêm nghi ngờ rằng EVN tăng giá điện để bù đắp cho khoản đầu tư ngoài ngành và phần nào của khoản lỗ khủng.
Đúng ra, EVN không được dùng vốn để đầu tư ngoài ngành dẫn đến bị lỗ nặng. Số vốn 2.100 tỷ đồng này nếu được đầu tư để tăng nguồn cung điện, chắc chắn sẽ làm giảm giá thành điện và ♑nền kinh tế chắc sẽ bớt lúng túng vì thiếu điện.
Khuyến nghị:
Thay vì tăn🐻g giá điện, EVN🧸 có thể giảm chi phí (thị trường đã bị thu hẹp, thì tất nhiên phải giảm chi phí để duy trì sản xuất). Chi phí phải giảm đầu tiên là lương: lương của ngành điện được xã hội đánh giá là cao so với mặt bằng lương của cả nước.
Kế đến là phải giảm thiểu tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng của c🍒ác nước trong khu vực là 5% trong khi của EVN là 10%. Nếu giảm thiểu được như các nước lân cận, thì rõ ràng là khô♐ng cần tăng giá điện.
Cuối cùng là đàm phán với PVN để giảm giá mua điện thay vì tăng 5% (vì giá dầu thô và khí đốt trên thế giới đang giảm mạnh).
ThS Lê Tấn Lam Anh