Bệnh hô hấp là bệnh lý phổ biến khiến khoảng 1/3 số trẻ nhập viện trong những năm đầu đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 4-5 triệu trẻ em tử vong do những căn bệnh từ đ🦂ường hô hấp, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi, nhất là ở những nước đang phát triển. Tại Việt Nam, bệnh về đường hô hấp chiếm 23-38% ở trẻ em.
Môi trưꦜờng ô nhiễm, thời tiết giao mùa, cộng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là những yếu tố chính khiến trẻ em dễ mắc các bệnh về hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ho gà, bạch hầu... Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Yến, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện vì các bệnh lý hô hấp có xu hướng gia tăng.
"Vào những tháng giao mùa thu đông như hiện nay, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, các bệnh lý♚ về nhiễm khuẩn hô hấp phát triển mạnh. Đây là nỗi lo của rất nhiều bậc phụ huynh", bác sĩ Nguyễn Thị Yến cho hay. Nhiều triệu chứng của bệnh hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, kèm theo thở khò khè... gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, học tập và sức khỏe tổng thể của trẻ.
Nhiễm khuẩn hô hấp được chia thành 2 nhóm bệnh là nhiễm khuẩn hô hấp trên như viêm mũi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, viêm amidan... và n🗹hiễm khuẩn hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, viêm màng phổi... Ngoài ra, thời điểm này, trẻ em còn gặp nhiều bệnh lý liên quan đến cơ chế miễn dịch dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản...
Triệu chứng dễ nhận thấy khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp là ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm khi xuất tiết dịch trên đường hô hấp của trẻ. Một triệu chứng khác rất qua🎐n trọng là sốt, tuy nhiên không phải trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp lúc nào cũng sốt, có những trẻ bị viêm phổi nhưng không sốt. Các triệu chứng khác cần lưu tâm là hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, khò khè, khó thở...
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường kéo dài 5-7 ngày là ꦜkhỏi. Song nếu không được chăm sóc, theo dõi cũng như điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, từ viêm đường hô hấp trên thành viêm đường hô hấp dưới và kéo dài, những triệu chứng khó thở, thở nhanh, thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực là những dấu hiệu đặc trưng của nhóm bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
Ở trẻ nhỏ cóꦬ hệ miễn dịch non yếu, những trẻ sinh non, cân nặng khi sinh thấp, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh mãn tính kèm theo và không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Trẻ sống trong môi trường chật hẹp, ô nhiễm, vệ sinh kém, nhiều khói bụi, thuốc lá và có nguồn lây bệnh hô hấp trong nhà. Những ngày thời 𒉰tiết thay đổi, nhất là khi giao mùa (khoảng từ tháng 9 đến tháng 3) lúc trời trở lạnh. Đây là những yếu tố thuận lợi làm cho trẻ rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp và khi mắc sẽ trở nặng với các biến chứng trầm trọng hơn do tình trạng bội nhiễm ở những trẻ có bệnh nền kèm theo.
"Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, khó thở, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay, bởi nếu chậm trễ, có thể dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm như suy hô hấp biểu hiện tím môi𒈔, đầu chi, tím toàn thân, thở khó khăn", bác sĩ Nguyễn Thị Yến khuyến cáo.
Phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ
Để hạn chế các tác nhân gây bệnh đường hô hấp, phụ huynh cần giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, chăn gối,ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ đồ chơi của trẻ, đồng thời, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách.
"Trong bối cả♊nh dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp diễn nên đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài nếu có thể, giữ khoảng cách nơi đông người, thường xuyên rửa tay, sử dụng các dung ཧdịch vệ sinh mũi họng để đường thở của trẻ luôn sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn", bác sĩ Nguyễn Thị Yến cho hay.
Tuy nhiên, bác sĩ Yến khuyến cáo cha mẹ không nên lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ mà phải thực hiện đúng cách, tránh làm tổn 🌌thương niêm mạc mũi của trẻ. Nếu mũi trong của trẻ xuất tiết dịch nhiều, phụ huynh chỉ cần thấm mũi cho trẻ đỡ khó chịu. Nếu dịch đặc, có thể rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nhưng cần đảm bảo dụng cụ rửa mũi phải sạch và không gây áp lực quá mạnh lên mũi trẻ, tránh hiện tượng trẻ hít ngược dung dịch trở lại vào trong, gây sặc đường thở. Nếu trẻ bị ngạt mũi, chỉ cần nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm ẩm mũi, giảm khô niêm mạc mà không cần phải rửa mũi.
Phụ huynh cũng cần chú trọng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm theo khuyến nghị giúp b🐷ổ sung dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. Chú ý sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, bảo đảm🧜 vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, trẻ cần được chích ngừa đúng lịch, đủ mũi các lo꧒ại vaccine như vaccine cúm, ho gà, bạch hầu, phế cầu... để tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ trong những năm đầu đời.
Bác sĩ Nguyễn Thị Yến khuyến cáo, khi trẻ bị viêm đường hô hấp, cần xác định rõ nguyên nhân do virus hay vi khuẩn. Đối với trường hợp viêm đường hô hấp do virus, không nên dùng kháng sinh tùy tiện. Nếu tự ý cho trẻ dùng kháng sinh có thể làm giảm dần sức đề kháng, làm tăng men gan, gây tꦬáo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng vi khuẩn kháng thuố൩c làm cho viêm đường hô hấp của trẻ diễn biến nặng hơn.
"Chúng tôi từng tiếp nhận khá nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc, hoặc tác dụng phụ của thuốc 💖gây ra các biến chứng về gan, thận, uống thuốc quá liều gây co giật. Cha mẹ nên dự trữ trong nhà thuốc hạ sốt để xử trí khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ, có tiền sử co giật. Tuy nhiên, phụ huynh không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc khácꦑ nếu không có chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Yến cho hay.
Trong trường hợp trẻ xuất hiện những dấu ꧋hiệu bệnh có nguy cơ đe dọa tính mạng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa t𓄧rẻ đến các bệnh viện thăm khám, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Anh Ngọc