Theo bác sĩ CKI Bạ🌠ch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm T♕iêm chủng VNVC, trẻ vị thành niên rất hiếu động, tiếp xúc nhiều hơn với xã hội nên nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm cũng nhiều hơn. Đặc biệt, trường học có nhiều không gian chung, tiếp xúc trong cự ly gần,... chỉ cần một ca bệnh thì có thể lây cho nhiều học sinh.
"Cơ địa trẻ vị thành niên tiêu thụ nhiều vitamin, khoáng chất để gia tăng hormone, phát triển chiều cao... Điều này khiến hệ miễn dịch không được cung cấp dưỡng chất kịp thời nên hoạt động sút kém hơn.♌ Thêm nữa, nhiều người ngộ nhận trẻ vị thành niên đã được tiêm hoàn tất các vaccine phòng bệnh cần thiết trong những năm đầu đời, hoặc nhầm tưởng chỉ có trẻ nhỏ mới cần tiêm vaccine. Điều này dẫn tới trẻ 12-17 tuổi có "khoảng trống miễn dịch", cơ thể không được kích thích sản sinh kháng thể nên virus có thể tấn công gây bệnh bất cứ lúc nào", bác sĩ Chính lưu ý thêm.
Ngoài ra, đây cũng là độ tuổi có nhiều cơ hội đi học hoặc đi du lịch xa, làm tăng ng🗹uy cơ lây nhiễm các loại bệnh không có tại nơi đang sống.
Theo các chuyên gia, thời điểm trẻ quay trở lại trường học đang vào tiết đông - xuân là điều kiện thuận lợi để virus phát triển. Các bệnh truyền nhiễm như cúm, viêm phổi, ho gà, bạch hầu, sởi - quai bị - rubella, viêm não Nhật Bản... có thể bùng phát, gây nhiều biến chứng nguy hiểm trước mắt và lâu dài. Trẻ lớn tuổi mắc 🦂bệnh sẽ nghiêm trọng hơn so với trẻ nhỏ. Hiện nay một số bệnh như thủy đậu, sởi... đang có xu hướng dịch chuyển từ độ tuổi nhỏ lên độ tuổi lớn hơn. Những điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng học tập trong giai đoạn trẻ đang có bước nhảy vọt về tâm sinh lý và cả tương lai sau này.
"C🐻ần bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phòng ngừa được bằng vac🌼cine, như ho gà-bạch hầu-uốn ván, sởi-rubella-quai bị, thủy đậu, phế cầu khuẩn, viêm gan A, B... càng sớm càng tốt. Các bệnh này do virus có độc lực cao, dễ lây lan thành đại dịch, đe dọa tính mạng nếu người bệnh đồng nhiễm cả Covid-19", bác sĩ CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo.
Những vaccine cần tiêm cho trẻ vị thành niên
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, để phòng📖 các bệnh truyền nhiễm nguy𒆙 hiểm nêu trên, tiêm vaccine là biện pháp được chứng minh có hiệu quả nhất. Khoảng 85-95% người được tiêm vaccine sản sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể, giúp phá vỡ chuỗi lây nhiễm cộng đồng.
Vì vậy, ꦿđể phòng bệnh khi quay trở lại trường học, trẻ vị thành niên cần thiết tiêm đầy đủ các mũi vaccine.
Mũi vaccine nhắc lại: Ở độ tuổi vị thành niên, nhiều loại vaccine được tiêm trước đó đã giảm dần hiệu lực theo th𝓰ời gian. Vì vậy, trẻ cần tiêm nhắc lại các vaccine cúm, sởi - quai bị - rubella, ho gà - bạch ﷺhầu - uốn ván, viêm gan A+B...
Bổ ꦫsung mũi vaccine thế hệ mới mà lúc nhỏ chưa được tiêm: Thanh thiếu niên bắt đầu có những hành vi "phá vỡ rào cản", tò mò khám phá về giới. Giai đoạn này, các bạn gái rất cần được tiêm vaccine phòng virus HPV gây ung thư tử cung, căn bệnh ngày càng trẻ hóa và để lại di chứng nặng nề như mất thiên chức làm mẹ, nguy cơ tử vong cao. Hiện Hệ thốn🅷g Trung tâm Tiêm chủng VNVC cũng đã có vaccine thế hệ mới hiệu quả phòng 4 týp HPV (16,18, 6,11) gây ung thư tử cung và các bệnh ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, mụn cóc sinh dục...
Theo bác sĩ Chính, bên cạnh tiêm vaccine, trẻ cũng cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡn♈g để tăng sức đề kháng chống virus. 12-17 tuổi là giai đoạn chuẩn bị cho tương lai như trải qua các kỳ thi quan trọng, lập gia đình, mang thai, di cư... Vì vậy, phòng bệnh tốt cho trẻ vị thành niên cũng là cách đả༒m bảo cho cả tương lai tốt đẹp sau này.
Anh Ngọc