Bộ Nông nghiệp và Phát triển n💎ông thôn vừa có văn bản giao Tổng cục Lâm nghiệp xin ý kiến các địa phương về dự thảo Thông tư ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính. Theo đó, 10 giống mắc ca được đưa vào danh mục, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý chặt chẽ với giống cây trồng này.
Ông Quách Đại Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp nhận định khi mắc ca được công nhận là c▨ây lâm nghiệp, 🐟người nông dân sẽ không phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng khi trồng cây này.
"Mắc ca trở thành cây lâm nghiệp chính mới có đủ điều kiện để quản lý chặt chẽ nguồn gốc của giống này theo chuỗi hành trình. Chỉ có quản lý chặt chẽ theo chuỗi hành trình giống cây trồng, người nông dân mới bớt rủi ro về mặt kĩ thuật và không sử dụng phải giống kém chất lượng", ông Ninh c♏ho biết.
Tại Việt Nam, mắc ca được trồng ch﷽ủ yếu tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản ủng hộ đ🥃ề xuất của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Công ty Cổ phần Him Lam về việc thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam và Tây Nguyên.
Ha🌼i đơn vị này đang hợp tác phát triển trồng mắc ca tại Việt Nam, như Him Lam đã xin 1.000 ha để ươm giống cung cấp cho nông dân, LienVietPostBank có gói 20.000 tỷ đồng cho nông dân vay trồng mắc ca.
Phương Linh