Chẳng hạn, Macbook Pro 15 inch 2019 chạy chip Core i7 thế hệ thứ 9,💛 RAM 16 GB, bộ nhớ 256 GB được cửa hàng xách tay bán với giá từ 50 triệu đồng, còn hàng MDM là 36 triệu đồng. Các mẫu cũ hơn, mức chênh lệch giá lên đến 50%, tùy ngoại hình, tình trạng máy và thời gian bảo hành Apple Care.
MacBook MDM là loại laptop do các tổ chức, doanh nghiệp mua cho nhân viên൩. Để kiểm soát công việc, máy được cài chương trình MDM (Mobile Device Management) để quản trị hệ thống của tổ chức. Khi doanh nghiệp làm hợp đồng mua bán với Apple, dải serial của MacBook sẽ được ghi lại. Khi kích hoạt, các thông tin, trong đó quan trọng nhất là số serial, sẽ được kiểm tra và gửi về máy chủ để đối chiếu. Nếu thuộc diện quản lý của MDM, máy yêu cầu đăng nhập tài khoản tổ chức hoặc công ty rồi tự động tải, cài đặt các phần mềm theo cấu hình định sẵn. Do đó, với loại MacBook này, người ဣdùng không thể chỉnh sửa các thiết lập có sẵn trong máy.
Khi sản phẩm MDM này bán trôi nổ💞i trên thị trường, để tránh quá trình kiểm tra số serial, người bán ngắt kết nối mạng ở bước kích hoạt, sau đó vào chế độ Recovery nhằm chỉnh sửa một số chi tiết file hệ thống. Ngoài ra, một số người bán dùng công cụ đổi serial của MacBook nhằm tránh hiện trạng thái MDM.
Tuy vậy, hai cách kích hoạt máy nói trên đều chỉ tạm thời, người dùng buộc phải làm lại sau mỗi lần reset máy. Ngoài ra, theo anh Việt, một chủ cửa hàng chuyên bán đồ Apple, các loại MacBook từ ಌgiữa năm 2018 trở về trước có thể đổi serial để dùng nếu bị khóa. Nhưng model từ cuối 2018 về sau sẽ khó xử lý hơn, thậm chí không thể can thiệp do có chip bảo mật T2, cũng như macOS 💝Catalina 10.15 có độ bảo mật cao hơn.
Anh Trần Hưng, một kỹ thuật viên chuyên sửa chữa các thiết bị Apple, cho rằng về cơ bản MacBook MDM không khác nhiều so với thiết bị c💜ùng model nếu so sánh phần cứng, thậm chí sản phẩm vẫn còn thời gian bản hành Apple Care như máy thông thường. Ưu điểm của loại thiết bị này là giá rẻ hơn khoảng 20 - 30% so với MacBook cùng thông số, nhưng sử dụng khá phiền phức và người mua phải đối mặt với nguy cơ bảo mật.
Người dùng MacBook MDM rất hay gặp các thông báo "Remote Management" hoặc "Allow Device Enrollment" trên màn hình, do MDM không được xác nhận. Ngoài ra, về cơ bản, những chiếc MacBook MDM vẫn được quản trị viên của các công ty đăng ký mua máy kiểm soát, nên dữ liệu trên máy có thể bị thu thập, thậm ch🎐í, có thể bị khóa máy bất kỳ lúc nào.
"Dùng MacBook MDM cũng 'mạo hiểm' như xài iPhone bằng tài khoản iCloud của người khác", anh Hưng nói. "Điều này đồng nghĩa với việc người kiểm soát máy c🔯ó thể xem dữ liệu, thậm chí xóa đi và vô hiệu hóa máy từ xa".
Anh Hưng cho rằng, người dùng vẫn có thể𝔉 mua MacBook MDM để tiết kiệm chi phí, nếu biết rõ về loại máy này, cũng như "chịu đựng" được những phiền phức mà nó gây ra. Tuy nhiên, nếu không am hiểu, tốt nhất không nên mua.
Trong trường hợp mua máy cũ nhưng không biết chúng là hàng MDM, người dùn🍎g có thể kiểm tra bằng cách reset máy, kết nối Internet ở bước đꦿầu tiên để xem có hồ sơ MDM trong máy hay không. Tuy vậy, anh Hưng cho rằng cách kiểm tra trên cũng chưa hẳn chính xác 100%, bởi đã có trường hợp được ghi nhận khi reset máy không có hồ sơ MDM, nhưng vài ngày sau thông báo "Device Enrollment" xuất hiện khi đang sử dụng.
"Kh🍎i chọn MacBook cũ, tốt nhất nên chọn các cửa hàng uy tín, có bảo hành càng lâu càng tốt. Có thể cài thêm điều khoản trả máy, hoàn 100% tiền nếu là hàng MDM", anh Hưng khuyên.
Nguồn hàng MacBook MDM cũng là một vấn đề. "Với đặc thù là thiết bị dành riêng cho nhân viên của doanh nghiệp, việc loại MacBook này xuất hiện ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtrên thị trường là không bình thường. Không loại trừ chúng được tuồn trái phép ra bên ngoài, hoặc bị đánh cắp. Nếu mua, người dùng lại vô tình tiếp tay cho hành động xấu", anh Hưng nhận định.
Bảo Lâm