Cristiano Ronaldo luôn là hình mẫu về ý chí phấn đấu của cầu thủ chuyên nghiệp, nhưng nếu tìm hiểu kỹ quá trình vươn lên của một vài ngôi sao, sẽ có người không thua kém. Mahrez thuộc số này. "Từ nhỏ, nó đã tin tuyệt đối vào tài năng của mình, không bao giờ sợ hãi. Chỉ cần cho nó một mục tiêu, nó sẽ thực hiện bằng được", ông Mohamed Coulibaly, Giám đốc Kỹ thuật của AAS Sarcelles - đội bóng đầu tiên của Mahrez trực thuộc ngoại ô Paris, Pháp - kể lại Guardian (Anh).
Đã 12 năm trôi qua từ ngày Mahrez, cậu bé gầy gò ngày nào vật lộn trong các trận đấu của đội địa phương AAS Sarcelles, th🌌ử vận may với trận thử việc gặp Quimper, cách đó 600 km dọc theo⛄ bờ biển Đại Tây Dương của Pháp.
Mahrez bây giờ là ngôi sao từng dự World Cup với tuyển Algeria. Anh từng giành giải "Cầu thủ hay nhất Ngoại hạng Anh" do Hiệp hội cầu thủ nhà nghề (PFA) trao tặng, sau chức vô địch với Leicester năm 2016. Danh hiệu🍎 "Cầu thủ hay nhất trận" khi anh ghi bàn giúp Man City thắng PSG ở bán kết Champions League mùa này là "bước đi mới nhất đến sự vĩ đại", theo lời HLV cũ của Mahrez.
"Tôi không ngạc nhiên khi nó đạt đến đẳng cấp này, vì từ năm 18 tuổi, nó đã biến hóa thành một con quái vật", vẫn lời ông Coulibaly. "Riyad luôn có tinh thần quyết chiến và có niềm tin bất𓃲 tử vào bản thân. Bây giờ, có thể xem nó đã trở thành một cầu thủ toàn diện, một người sẵn sàng gánh vác trách nhiệm".
Như bao cậu nhóc khác, hành trình từ tình yêu bóng đá sơ khởi đến việc làm ngôi sao phải trải qua những thách thức không đơn giản. Mahrez khác phần lớn cầu thủ nhập cư vào Pháp ở chỗ, anh không phải sống trong cảnh quá bần h✅àn, nhưng không vì thế mà vơi bớt khó khăn.
Năm năm tại Sarcelles là thời gian mà anh được chơi bóng vô tư nhất, ở một góc phố ngoại ô Paris. Bố anh, ông Ahmed, di cư từ Algeria đến Pháp từ năm 23 tuổi, tức những năm 1970, để chữa trị bệnh tim, với hy vọng sống t🌠hêm khoảng 30 năm nữa sau ca phẫu thuật. Nhưng năm Mahrez 15 tuổi, ông qua đời.
Coulibaly nhớ rất rõ những ngày đó: "Hồi ấy Riyad nhỏ con, nhút nhát", ông nói. "Nhưng nó luôn thích chơi bóng, có thể đá bóng cả ngày, như thể bóng đá là một phần tính cách vậy. Có rấtꦜ nhiều🐠 người trẻ ở Sarcelles trở nên như vậy".
Ít nói, trầm tính và nhiều suy tư hơn hẳn sau sự ra đi của cha, Mahrez lao vào tập luyện. Bạn bè gọi anh là "gã cuồng bóng đá", khi Mahrez có thể dành cả ngày để mài dũa kỹ thuật ngoài sân bóng ngoại ô thuộc Les Sablons. "Nó có thể tập luyện cả trong bóng tối, không ánh đèn, mà không ai cản được", Hayel Mbemba, người giám hộ của Mahrez ở trường đại học, kể lại với AFP đầu tháng này.
Nỗ lực được đền đáp. Mahrez được thi đấu cho Quimper, trước khi sang Le Havre rồi Leicester. Chức vô địch năm 2016 với tập thể đặc biệt của HLV Claudio Ranieri khiến anh rất được yêu mến ở quê nhà. Thợ cắt tóc địa phương, ông Nassim, kể lại trên BBC lúc đó r♏ằng: "Rất nhiều người muốn cắt kiểu đầu giống Mahrez. Cậu ấy cứ như Cristiano Ronaldo của Sarcelles. Nếu Mahrez làm gì, mọi người đều muốn bắt chước".
"Lũ nhóc rất tự hào", Coulibaly nói. "Thành công của cậu ấy đã góp phần khuyến khích rất nhiều đứa trẻ làm điều tương tự. Năm Riyad 17 tuổi, cuộc sống của nó thật sự ngột ngạt, nhưng giờ đây, Riyad trở thành cầu thủ hàng đầu thế giới. Điều đó cho thấy kh♊ông gì là không thể, 🎀dù bạn đến từ Sarcelles".
Một sân vận động có tên Mahrez🌄 được khánh thành ở thị trấn quê nhà, thậm chí trước khi Riyad đạt được những thành công gần đây cùng Man City, và là niềm cảm hứng cho tuyển Algeria tại CAN 2019. Theo Maher Mezahi, một nhà báo người Algeria, việc tra🙈o băng đội trưởng tuyển cho Mahrez của HLV Djamel Belmadi vào tháng 11/2018, trong trận gặp Togo, đã mang lại hiệu ứng tích cực.
"Các đời HLV trước, đội tuyển Algeria thi đấu không tốt, Mahrez cũng k🦩hông hòa nhập được, thậm chí có ý kiến tranh cãi rằng liệu anh ấy có xứng đáng lên tuyển hay không", ông nói. "Nhưng quyết định của Belmadi đã giúp anh ấy kích hoạt sự nghiệp thi đấu quốc tế. Anh ấy ghi cú đúp, chúng tôi thắng Togo 4-1, và nhìn thấy rõ sự trưởng thành của cá nhân Mahrez".
"Giờ đây, anh ấy là hình mẫu thật sự của mọi cầu thủ thuộc ĐTQG, luôn tỏa sáng ở những thời khắc trọng đại. Cú đá phạt ghi bàn phút cuối trước Nigeria tại bán kết giải thích việc Mahrez được gọi là cầu thủ của những trận đấu lớn𒊎", Mezahi nói thêm.
Góp mặt trong những thời khắc trọng đại đã là thói quen của Mahrez. Anh ghi ba bàn trong hai lượt trận gặp PSG tại bán kết Champions League. Anh cũng ghi bàn khi City thắng Brighton để vô địch Ngoại hạng Anh năm 2019. Nhưng Coulibaly chỉ ra một thay đổi mà ít người bàn đến. "Mahrez phòng ng꧅ự nhiều hơn", ông nhận xét. "Khi Mahrez còn trẻ, cậu ấy rất ít lùi về phòng thủ, nhưng bây giờ, bạn sẽ thấy cậu ấy thi đấu chăm chỉ hơn bất cứ ai. Trước PSG, Mahrez đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng ngự của Man City, và rõ ràng đã bớt thi đấu cá nhân hơn trước".
Đổi thay ấy là một bằng chứng về ảnh hưởng của Pep Guardiola với Mahrez. Mùa giải đầu tiên tại Man City, khi vừa hoàn tất vụ chuyển nhượng trị giá 85 triệu USD, Mahrez từng công khai cảm giác thất vọn🧔g khi vai trò của anh trong các danh hiệu năm đó quá ít. Nhưng, màn trình diễn trước Ai Cập ở CAN năm đó, và phong độ đỉnh cao ở đầu mùa giải sau, khiến anh thuyết phục thành công Pep Guardiola.
Bằng chứng là vào tháng 1/2020, Guardiola đã bình luận rất dí dỏm và tỏ vẻ thán phục cậu học trò khi nói "rất khó đ💖ể Riyad dính chấn thương vì cậu ấy... không có cơ bắp. Trên phần sân đốiꩲ phương, cậu ấy trở nên đặc biệt, khiến tôi luôn có cảm giác cậu ấy sắp ghi bàn".
Pep đã thay đổi vai trò của Mahrez một chút ở mùa này khi Man City thường xuyên thi đấu mà không🧔 có tiền đạo. Khả năng di chuyển liên tục của Mahrez tạo khoảng trống cho K🍎yle Walker dâng cao, và Mahrez đẩy Raheem Sterling lên ghế dự bị.
"♑Tại Algeria, Mahrez rất hot", nhà báo Mezahi bình luận. "Tôi chưa từng thấy một cầu thủ Algeria nào hot như vậy khi thi đấu ở nước ngoài. Tràn ngập mạng xã hội sau thắng lợi của Man xanh trước PSG là tin về Mahrez. Ai ai cũng nói về anh ấy, mọi lúc mọi nơi...".
Tiếng tăm của Mahrez hứa hẹn còn vang xa nữa, nếu anh tiếp🔯 tục cùng Man City vượt qua Chels🤡ea trong trận chung kết Champions League hôm nay.
Đỗ Hiếu (theo Guardian)