Năm 2013, Malaysia Airlines (MAS) lỗ t🥂ới 1,17 tỷ ringgit (359 triệu USD), cao gần gấp 3 so với năm 2012. Số liệu này có thể còn tăng mạnh năm nay do sự cố máy bay số hiệu MH370 mất tích. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo của hãng cũng nhiều khả năng bị thay đổi.
"Chúng tôi không loại trừ khả năng MAS sẽ thay lãnh đạo cấp cao, trong bối cảnh làm ăn bết bát và sự cố máy bay mất tích hiện nay", Daniel Wong - nhà phân tích cổ phiếu tại Hong Leong Investment Bank cho biết trên Reuters.
Pong Teng Siew – Giám đốc nghiên cứu tại công ty chứng khoán Interpac thì🍰 nhận định: "Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng. Hành khách sẽ cân nhắc liệu có nên đi máy bay của MAS hay không. Vì thế, họ sẽ theo dõi sá🏅t sao cách giải quyết của đội ngũ lãnh đạo hãng. Việc này có ý nghĩa rất lớn với tương lai của MAS".
Theo dữ liệu của Thomson Reuters, 11 trong số 12 chuyên gia phân tích được hỏi đều đánh giá nên bán cổ phiếu MAS. Sau tin tức về việc máy bay mất tích, cổ phiếu MAS đã giảm 18% sáng nay xuống thấp kỷ lục. Tổng cộng, cổ phiếu của hãng đã mất gần 66% kể từ khi ông Ahmad Jauha🎐ri Yahya được bổ nhiệm vào chức CEO năm 2011.
Thành lập năm 1947 với tên Malayan Airways, hãng bay đã trải qua rất nhiều thay đổi. Đến năm 1972, họ mới mang tên Malaysia Airlines. Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của hãng là vào thập niên 80, nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Malaysia. Đội bay và đường bay của MAS cũng được mở rộng, Channel News Asia cho biết.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng châu Á 1997 đã đẩy hãng vào cảnh nợ nần, khiến họ phải bỏ nhiều tuyến bay không có lãi và cắt giảm chi phí. Kể từ đó, MAS thường xuyên rơi vào tình trạng năm lỗ năm✱ lãi với bảng c🎀ân đối tài chính ngày càng biến động lớn.
Năm 2010, hãng đạt lợi nhuận ròng 237 triệu USD. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ như AirAsia lại khiến họ dần thua lỗ. Năm 2011, hãng lỗ 767 triệu USD, một phần vì chi phí nhiên liệu tăng. Năm 2012, MAS thừa nhận đang trong thời ൲kỳ "khủng hoảng" và triển khai một chiến dịch cắt giảm chi phí nữa. Đến năm ngoái, hãng thua lỗ 4 quý liên tiếp và cảnh báo năm 2014 tiếp tục "gặp thách thức" do cạnh tranh khốc liệt.
Giới quan sát chỉ trích Chính phủ Malaysia chỉ bơm tiền thuế để cứu hãng bay quốc gia, hơn là cải tổ thực sự. Họ cũng cho rằng quản lý yếu kém, nhân công dư🧔 thừa và công đo🦋àn ngại thay đổi đã làm giảm sức cạnh tranh của MAS.
Chỉ đến gần đây, kế hoạch thay đổi của hãng mới có tác dụng sau một loạt biện pháp n﷽hằm cải thiện dòng tiền và giảm nợ. Hã𒐪ng cũng nhận được sự ủng hộ của công đoàn, sau khi hủy bỏ thỏa thuận hoán đổi cổ phiếu với AirAsia năm 2012.
Hà Thu