Ông Hussein ngày 22/9 đề xuất chuyến công du lập tức tới Trung Quốc để thảo luận về thỏa thuận hợp tác an ninh AUKUS, gồm việc Mỹ và Anh hỗ trợ Australia phát triển 🅺hạm đội tàu ngầm năng lượng hạt nhân.
"Chúng ta cần biết được quan điểm của giới lãnh đạo𒉰 Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, về AUKUS được ba nước Anh, Australia và Mỹ công bố, cùng hành động sau thông báo này của họ", Bộ trưởng Hishammuddin nói trong phiên họp quốc hội.
Chương trình phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Australia được đánh giá là nhằm đối phó việc Trung Quốc mở rộng năng lực quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông mang tính chiến lược quan trọng. Trung Quốc chỉ trích AUKUS và thỏa thuận tà🤡u ngầm hạt nhân gây tổn hại nghiêm trọng cho hòa♉ bình và ổn định khu vực.
Các quốc gia như Indonesia và Malaysia cảnh báo AUꩲKUS sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực trong bối cảnh cạnh tranh giữa các siêu cường ở đây ngày càng gay gắt. Trong khi đó, Philippines ủng hộ AUKUS và đánh giá hiệp ước là phương tiện duy trì cân bằng quyền lực trong khu vực.
Hishammuddin cho biết đã thúc giục người đồng cấp Australia Peter Dutton tiếp cận Brunei, chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng một số quốc gia trong khu vực để giải quyết lo ngại về an ninh tại đây. Bộ trưởng Hishammuddin cũng kêu gọi các nước ASEAN đoàn kết để bảo vệ vị thế và an 𝓡ninh của khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói trọng tâm hiện tại của ꦑnước này là duy trì cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi AUKUS được ký kết. Malaysia tham gia thỏa thuận phòng thủ chung với Anh, Australia, New Zealand và Singapore từ năm 1971. "Những điều này nên được sử dụng làm đòn bẩy để cân bằng giữa các cường quốc", Hishammuddin nói.
Thỏa thuận hợp tác an ninh AUKUS được công bố ngày 15/9 trong cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison. Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia chế tạo hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang vũ khí thông thường. Australia sau đó hủy thương vụ mua tàu ngầm diesel-điện trị giá 40 tỷ USD ký với Pháp trước đó,🍌 khiến nước này phản ứng dữ dội.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)