Nhóm người nhập cư trái phép hôm nay xuất phát từ một căn cứ quân đội Malaysia và trở về Myanmar trên ba tàu hải quân, trong khi giới chức chưa gi🅷ải thích lý do họ phớt lờ phán quyết của ꩵtòa án tại Kuala Lumpur.
Các nhà hoạt động cho biết nhóm người này bao gồm cả những người xin tị nạ🉐n dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan nhập cư Malaysia Khairul Dzaimee Daud đảm bảo khôngꦆ có ai thuộc cộng đồng Hồi giáo thiểu số Rohingya, hay người xin tị nạn bị cơ quan này trục xuất. "Tất cả họ đều đồng ý trở về theo nguyện vọng tự do của bản thân, không bị ép buộc", ông cho hay.
Vài giờ trước khi họ 𒀰bị trục xuất, mộꦡt tòa án ở Kuala Lumpur đã ra lệnh cho cơ quan nhập cư tạm dừng kế hoạch để xem xét đơn khiếu nại. Các nhà hoạt động cho rằng việc Malaysia trục xuất những người dễ bị tổn thương là hành động vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
Ngoài ra, họ còn lập luận việc đưa người nhập cư trái phép trở về Myanmar giữa lúc quân đội đang nắm quyền sẽ khiến mối nguy hiểm gia tăng. Mỹ và Liên Hợp Quốc trước đó đã chỉ trích kế hoạch, trong khi Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi việc tiến hành hồi hương người nhập cư Myanmar bất chấp phán quyết của tòa꧙ án là "vô nhân đạo và tàn khốc".
Giới chức Malaysia nhấn mạnh những người bị trục xuất đã phạm các tội như ở quá hạn visa, và hoạt động này nằm trong chương trình hồi hương thường xuyên. Malaysia, nơi hàng triệu người di cư làm những công việc lương thấp như xây dựng, năm n🔴goái đã trục xuất k꧒hoảng 37.000 người nước ngoài.
Trên thực tế, các nhóm nhân quyền hiếm khi tiến hành thách thức pháp lý đối với hoạt động trục xu💞ất. Tuy nhiên, 🤪họ giờ đây lo ngại tình hình ở Myanmar, nơi quân đội tiến hành cuộc đảo chính hôm 1/2 và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo của chính phủ dân cử.
Quân đội Myanmar tuyên bố hành động của họ không phải đảo chính, bởi cáo buộc gian𒁃 lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được chính phủ giải quyết, đồng thời cam kết trao lại quyền lực c🐼ho bên chiến thắng sau khi cuộc bầu cử mới được tổ chức. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình ủng hộ bà Suu Kyi tại Myanmar vẫn diễn ra khắp cả nước, khi người dân cảm thấy không yên tâm về chính quyền quân sự.
Ánh Ngọc (Theo AFP)