Thắng West Ham 3-1 ở vòng hạ màn ngày 19/5 để♔ đoạt Ngoại hạng Anh, Man City trở thành CLB đầu tiên vô địch hạng đấu cao nhất bốn lần liên tiếp trong 135 năm lịch sử bóng đá Anh.
Sunderland và Aston Villa vào những năm 1890; Huddersfඣield Town vào những năm 1920; Arsenal những năm 1930, Man Utd những năm 1960; Liverpool những năm 1970 và 1980; Man Utd những năm 1990, 2000 - tất cả đều không thể lập được thành tích như Man City. Nhưng liệu điều đó có khiến Man City trở thành CLB vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Anh?
Man City 2017-2024: Thống trị nhờ sự tiến hóa không ngừng
Guardiola giành sáu trong bảy chức vô địch Ngoại hạng Anh gần nhất, với những thay đổi và cải tổ nhỏ qua từng mùa. Trong giai đoạn đó, Liverpool có ít nhất một cuộc đại tu lớn, Arsenal gặp khó giai đoạn hậu Arsene Wenger và dần lột xác dưới thời Mikel Arteta. Man Utd vẫn thiếu ổn định, còn Chelsea trải qua nhiều chu kỳ đến nỗi mùa giải giành danh hiệu của Antonio Conte tưởng như đã diễn ra cách đây hàng chục năm, nhưng đó lại là năm đầu tiê🦩n Guardiola làm việc tại Anh.
Man City cũng thay𒉰 đổi rất nhiều 🐽trong bảy năm qua, nhưng chỉ thực hiện từng bước nhỏ. Quá trình chuyển đổi - từ những năm với Leroy Sane và Raheem Sterling, qua thời kỳ với Ilkay Gundogan thủ lĩnh ở khu trung tuyến sang hệ thống bốn hậu vệ hiện tại - diễn ra liền mạch và gần như không thể nhận ra.
Không tính lần cán đích thứ ba ở mùa đầu tiên dưới trướng Guardiola, trung bình Man City đạt 91,1 điểm, 96,4 bàn thắng, 30,0 bàn thua, 4,6 trận thua và tỷ lệ thắng 75,9% mỗi mùa qua bảy mùa gần nhất tại Ngoại hạng Anh. Thầy trò Guardiola đoạt 17 danh hiệu, với đỉnh cao là cú ăn ba mùa trước, và vẫn còn chung kết Cup FA với Man Utd hôm nay 25/5.
Man Utd giai đoạn 1998-2001: Thống trị nhờ đổi mới chiến thuật
Trước Man City, CLB Anh duy nhất khác giành cú ăn ba - Champions League, Cup FA, Ngoại hạng Anh - là Man Utd của HLV huyền thoại Sir Alex Ferguson năm 1999. Theo các thước đo thống kﷺê, họ chỉ nhỉnh hơn 🌜Man City về số trận thua, trung bình 4,0 trận mỗi mùa so với 4,6 của đội bóng dưới trướng Guardiola.
Nhưng mọi so sánh giữa City với các CLB vĩ đại khác cũng cần có sự đánh giá chủ quan. Man Utd là đội đầu tiên từ năm giải VĐQG hà♔ng đầu tại châu Âu giành được cú ăn ba - thành tích được xem là khó tin những năm 1990.
Sau Man Utd, nhiều đội kh🎃ác đã làm được điều này, gồm Man City, Real Madrid, Bayern (hai lần), Barca (hai lần). Điều này cho thấy trong thời đại "Siêu CLB", khi một số đội châu Âu thống trị giải quốc nội, việc giành cú ăn ba đã trở nên dễ dàng hơn.
Hơn nữa, Man Utd của Ferguson cũng tiên phong về mặt chiến thuật trong bóng đá Anh, như Man City dưới thời Guardiola. Theo Michael Cox giải thích trong cuốn sách "The Mixer: The Story of Premier League", các ý tưởng chiến thuật ở lục địa châu Âu đã đi trước nước Anh rất nhiều vào những năm 1990. Việc Man Utd tiến sâu ở Champions League giúp Ferguson học hỏi nhiều điề🅠u.
Man Utd trở nên kiên nhẫn hơn trong việc kiểm soát bónꦍg, khi phần còn lại của Ngoại hạng Anh vẫn đang trong giai đoạn tranh giành hàng tiền vệ. Ngoài ra, việc David Beckham cắt vào trung lộ từ cánh phải hay Ryan Giggs lao lên từ cánh trái là những đột phá lớn cuối thập niên 1990.
Mặt khác, Man Utd khi đó chỉ có một đối thủ cạnh tranh tại Ngoại hạng Anh với Arsenal về nhì cả ba mùa giải. Trong khi đó, Man City phải đua tranh với Liverpool rồi Arsenal, và nhiều lần chỉ định đoạt d𒁏anh hiệu ở vòng cuối.
Man City chắc chắn vượt trội về mặt kỹ thuật và gặt hái thành công nhiều hơn so với Man Utd giai đoạn 1998-2001. Tuy nhiên, cách Ferguson 🐎tạo ra một nền tảng mới - cả về mặt chiến thuật lẫn việc giành cú ăn ba - cho Man Utd là một phần của lịch sử.
Arsenal 2001-2004: Kỳ tích bất bại của Wenger
Đỉnh cao của Arsenal của Arsene Wenger là từ năm 2001 đến 2004, bắt đầu bằng cú đúp Ngoại hạng Anh và Cup FA (gồm việc bất bại trên sân khách) và kết thúc bằng chức v🦹ô địch Ngoại hạng Anh với thành tích bất bại "vô tiền khoáng hậu".
Một lần nữa, về mặt thống kê, tập thể🐈 này của Arsenal chỉ hơn Man City về số trận thua, trung bình 3,0 trận mỗi mùa so với 4,6 của đội bóng dưới trướng Guar🔯diola.
Nhưng t⛎rải qua 38 trận trong mùa giả♒i mà không thua trận nào, và tổng cộng 49 trận bất bại tính đến tháng 10/2004, là kỳ tích đáng kinh ngạc. Đến nay, vẫn chưa có đội bóng Anh nào khác, ngay cả Man City của Guardiola ở thời kỳ đỉnh cao, tái hiện được kỳ tích đó.
Arsenal đạt được thành tích này với thứ bóng đá mãn 🌼nhãn. Các ngôi sao của Wenger, như Dennis Bergkamp, Thierry Henry, Robert Pires hay Patrick Vieira, trình diễn phong cách hấp dẫn và mang lại nét thẩm mỹ tinh tế cho 🤡bóng đá Anh.
Kết hợp sức mạnh tâm lý cần thiết để bất bại với chất kỹ thuật như vậy là lý do giúp Arsenal được xem là CLB vĩ đại bậc nhất trong lịch sử Ngoại hạng Anh. Tuy꧙ nhiên, tập thể này cũng bị điểm trừ vì không thể đăng quang vào mùa 2002-2003 là điểm trừ lớn.
Chất lượng cạnh tranh là vấn đề khác. Trong hai mùa ✨giải Arsenal vô địch, Man Utd sa sút, còn Liverpool và Chelsea chưa bao giờ nổi lên như thế lực💦 cạnh tranh xứng tầm. Vì vậy, so sánh giữa Arsenal với Man City của Guardiola chỉ là câu hỏi về tính thẩm mỹ. Man City thắng nhiều hơn và liên tục hơn, nên có thể được đánh giá cao hơn.
Chelsea 2004-2006: Bệ phóng hàng thủ
Chelsea tạo nên hai mùa giải thống trị nhất lịch sử Ngoại hạng Anh khi liên tiếp vô địch mùa 2004-2005 và 2005-2006. Đoàn quân dưới trướng Jose Mourinho đều vượt mốc 90 điểm (lần 🔥lượt với 95 và 91 điểm), và trở thành CLB đầu tiên làm được điều này trong hai mùa liên tiếp. Trong đó, Chelsea chỉ thủng lưới 15 bàn mùa 2004-2005, thông số đến giờ vẫn là kỷ lục Ngoại hạng Anh.
Một thống kê đáng chú ý khác là Chelsea giai đoạn 2004-2006 đạt trung bình nhiều điểm hơn và tỷ lệ chiến thắng cao hơn Man City của♚ Guardiola giai đoạn 2017-2024, lần lượt với 93 điểm và 76.3% - so với 91.1 điểm và 75.9%.
Việc Chelsea mời được Mourinho sang Anh là cú hích lớn. HLV Bồ Đào Nha tự nhận là "Người đặc biệt" mang tính biểu tượng trong buổi họp báo ra mắt, và lập tức giúp Chelsea t🔯hống trị Ngoại hạng Anh hai mùa liên tiếp.
Mourinho cũng thay đổi ♔bóng đá Anh khi nâng tầm triết lý phòng ngự. Mùa giải 2004-2005 là đỉnh cao, khi hàng thủ với John Terry, Ricardo Carvalho và Petr Cech giúp Chelsea chỉ lọt lưới 15 bàn, thua một trận và giành 95 điểm.
Thành công mùa đó khiến bóng đá Anh bị chi phối suốt nửa thập kỷ tiếp theo, bởi thứ bóng đáꦉ thận trọng, đề cao phòng ngự theo phong cách Mourinuo. Đây có lẽ là dấu ấn duy nhất khi so sán🍌h Chelsea của Mourinho với Man City của Guardiola - đội có tính giải trí cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, ngoài hai danh hiệu Ngoại hạng Anh, đoàn quân của Mourinho chỉ giành một Cup Liên đoàn - thành tích thua xa Man City những năm qua.
Tuy nhiên, Mourinho ít nhiều đã giới thiệu cho tuyển Anh sơ đồ 4-3-3 và tạo ra hình mẫu tiền vệ phòng ngự với Claude Makelele. Hơn nữa, ông còn tạo hình mẫu một HLV nặng về chiến thuật, bị ám ảnh bởi các chi tiết và đưa ra các chỉ dẫn cụ thể để chống lại điể🅰m mạnh, đồng thời trừng phạt sai sót của đối thủ. Ở nhiều khía cạnh, Mourinho là sự 📖tương phản của Guardiola, và thật khó để có thể so sánh trực tiếp.
Cuộc cách mạng của Guardiola vẫn đứng đầu
Số liệu thống kê cho thấy Man City ngang nửa với bất kỳ đội bóng vĩ đại nào khác trong lịch sử Ngoại hạng Anh. Điểm cộng là đội 🐼bóng dưới trướng Guardiola duy trì sự thống trị tới bảy mùa giải, và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi các CLB nêu trên chỉ có tối đa ba mùa.
Chỉ riêng điều đó thôi có lẽ đã đủ để Man City được đánh giá là CLB vĩ đại nhất lịch sử Ngoại hạng Anh. Nhưng có một yếu tố khác, là Guardiola đã cách mạng hóa bóng đá Anh mà không ai khác trước ông có thể làm được. Tầm ảnh hưởng của HLV Tây Ban Nha lớn đến mức nó trở nên phổ biến và không còn được chú ý đến nữa.
"Positonal Play" - trường phái bóng đá xuất phát từ ý tưởng rằng một cầu thủ trước tiên phải chiếm dụng một không gian nhất định trên sân để từ đó làm chủ thời gian cho những hành động của cầu thủ, với mục 🐟đích cuối cùng là kiểm soát quả bóng - giờ được mọi CLB tại Ngoại hạng Anh, kể cả những CLB ở nửa dướ♏i bảng điểm - theo đuổi.
Theo Alex Keble, đó là những bằng chứng🦹 cho thấy Man City của Guardiola đại diện cho đỉnh cao mới trong kỷ nguyên Ngoại hạng Anh.
Hồng Duy (theo Premier League)