Tháng 11/2014, Man City gặp Bayern Munich ở trận đấu cuối🎉 vò♔ng bảng. Họ thắng với tỷ số 3-2 bằng cú hat-trick của Sergio Aguero, nhưng vấn đề của trận đấu này không nằm ở kết quả. Nếu ai xem trận đấu, hẳn sẽ cười thầm với chiến thắng hôm ấy của Man City. Bayern Munich mất người từ phút thứ 20, mà vẫn áp đảo hoàn toàn đội đương kim vô địch Premier League, kiểm soát bóng đến 60% đồng thời vượt lên dẫn 2-1 ngay trong hiệp một và chỉ chịu thua bởi hai tình huống mất bóng vô duyên của các cá nhân trong năm phút hiệp hai.
Tháng 3/2015, Man City bị Barcelona loại sau trận lượt về vòng 1/8. Màn "xâu kim" của Lionel Messi đối với tiền vệ James Milner là điểm nhấn cho trận đấu mà Barcelona ở một đẳng cấp khác so với đội bóng đến từ nước Anh. Trong khi đó ở đấu trường trong nước, Yara Toure và các trụ cột sa sút là một vấn đề, nhưng không phải là nguyên nhân quan trọng nhất, mà bản thân đội bóng này không thể ngăn chặn nổi Chelsea quá lì lợm trong năm thứ hai mà Jose Mou💯rinho nắm quyền.
Thật ra trong một mùa giải đối đầu với cả Bayern, Barca và Chelsea, thì không chỉ mỗi Man City, mà đội nào cũng "lành ít dữ nhiều". Nhưng cái thất bại của Man City rất dở. Nếu đặt vào trường hợp là Arsenal, thì đó vẫn là đội bóng tấn công và tận hiến. Còn Man City, đường đường là nhà vô địch nước Anh, mà đá rất bạc nhược. Nếu là AC Milan, một đội bóng không có tiền chuyển nhượng, thì Rossonerri vẫn thể hiện cái khí khái của ông lớn châu Âu. Còn Man City tiền bạc và ngôi sao không thiếu, vẫn loanh quanh trong các sơ đồ chiến thuật từ thập niên trước. Chính những thất bại đau đớn đó khiến cái mặt nạ rơi xuống, bóc trần hình hài của một đội bóng yếu đuối và vẫn lạc lối trong việc đi tìm bản sắc💧.
Man City là điển hình của một “người giàu cũng khóc". Họ không thiếu tiền, thậm chí có một thống kê vui về ông chủ Sheikh Mansour của Man City. Trung bình, Sheikh Mansour kiếm được khoảng 180.000 đôla mỗi ph🐭út, tức là nếu thức dậy vào 7h thì chỉ đến 14h, tỷ phú này đã có đủ tiền để mua Sterling. Nhưng bảy năm qua, Sheikh Mansour chỉ có thể mua được mười Sterling chứ không thể mua được một bản sắc. Ông và ban lãnh đạo Man City hiểu điều ấy, và họ chọn cho CLB một triết lý thành công để theo đuổi, đó là mô hình của CLB Barca.
Hãy nhìn mà xem, giám đốc thể thao của Man xanh là Txiki Begiristain, người từng là Giám đốc thể thao của Barca. Còn Giám đốc điều hành của họ, Ferran Soriano năm xưa là phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh dưới thời cựu Chủ tịch Barca, Joan Laporta. Có nghĩa là những người hoạch định chính sách cho Man xanh đều là người cũ của Barca. Nhưng dù có cố gắng thế nào chăng nữa, "The Citizens" vẫn không thể kéo về được người quan trọng nhất: Pep Guardiola. Không có Pep, Man City mông lung giữa lối đá ồ ạt kiểu nước Anh truyền thốn♋g, và kiểu phối hợp nhỏ như triết lý họ mong đợi.
Có một điều rất dễ nhận ra, cả Mourinho lẫn Guardiola đều là những HLV trẻ, sở hữu bộ óc chiến thuật thiên tài, với sức sáng tạo vô biên và luôn muốn gieo vào đội bóng của họ một triết lý của chính bản thân. Nhưng điều này chỉ có thể thành công từ những CLB xuất phát điểm từ con số không và có sẵn ng🅺uyên liệu cho họ chế biến. Ngược lại nếu ở những CLB có sẵn một truyền thống từ trăm năm trước thì không dễ dàng gì, ví dụ như Real Madrid hay Bayern Munich, nếu cầm quân bắt buộc phải đi ngược với truyền thống không thể phá vỡ của các CLB ấy. Trừ phi anh dẫn dắt những đội bóng có triết lý tương đương với bản thân, chẳng hạn Mourinho với Inter Milan, còn không sẽ chỉ đưa đến thất bại.
Trong cái giai đoạn mông lung như của Man City như bây giờ, một HLV như Guardiola là rất p🐷hù hợp. Và BLĐ Man City cũng rất khao khát 🐼Guardiola. Vấn đề chỉ là HLV người Catalan này có chấp nhận đến Etihad hay không mà thôi. Điều này là có thể. Không chỉ vì hoàn cảnh Pep đang bị mất niềm tin ở Bayern, mà còn bởi một CLB đòi hỏi cao như Man xanh mà vẫn giữ lại Pellegrini bất chấp ông có một mùa giải trắng tay, thì vấn đề chỉ là họ để người đàn ông đến từ Chile này giữ dùm cái ghế để Pep đến tiếp quản hè tới.
Hai ngày nữa, Ngoại hạng Anh sẽ khai mạc. Man City chỉ mua về Raheem Sterling và Fabian Delph không quá đình đám, trong khi lại chia tay một loạt cầu thủ chất lượng như Jovetic, James Milner, Negredo, hay để Lampard trở lại nước Mỹ, thì có thể thấy một điều Man City mùa giải mới cũng không kꦜhác mấy Man City mùa trước. Nhưng không thể vì thế mà gạt tên họ ra khỏi cuộc đua tại Ngoại Hạng Anh. Đội hình Man City vẫn rất mạnh, và lối đá dồn dập, áp đảo của họ vẫn rất hữu dụng tại Ngoại hạng Anh. Ngoài ra, mùa giải vừa rồi chính chấn thương của Aguero, sự sa sút của David Silva hay đợt tập trung cho CAN 2015 của Yaya Toure khiến "Man xanh" bị Chelsea cho ngửi khói.
Nhưng bây giờ thì chẳng điều gì ngăn cản bộ ba quan trọng này nữa. Câu chuyện của Man City là ở nơi khác, khi ta vẫn còn thấy Pellegrini trên băng ghế chỉ đạo, còn cách mạng vẫn chưa đến với sân Etihad lần thứ hai. ဣTa vẫn có thể mường tượng ra được "The Citizens" của mùa giải 2015-2016, đó sẽ là một “ông kẹ” tại nước Anh, và tròn mắt nai ngơ ngác khi bước ra sân👍 khấu Champions League. Đó sẽ là một đối thủ đáng gờm trong nhóm "Ngũ đại gia" đua tranh chức vô địch, nhưng chỉ là “kẻ học việc” ở trời Âu.
Dũng Phan