"Ai cũng dễ dàng nhận ra chúng tôi không còn chơi bóng ở trình độ cao nhất suốt một thời gian dài", Ole Gunnar Solskjaer thừa nhận sau khi🀅 Man Utd thua PSG 0-2 ngay tại Old Trafford, ở lượt đi vòng 1/8 Champions League. Và dù đã tạo ra một trong những cuộc lội ngược dòng kỳ vĩ nhất lịch sử Champions League khi vượt qua PSG ở lượt về, Man Utd ch🙈ỉ mới hiện diện ở tứ kết. Đường trở lại vị thế một gã khổng lồ như ngày xưa vẫn còn xa xôi.
Nhưng trên bình diện kiếm tiền, Man Utd vẫn giữ vững vị trí không thể lay chuyển. Thậm chí, l☂ợi nhuận của CLB vẫn tăng trưởng ổn định hàng năm, bất chấp kết quả bết bát dười thời David Moyes, Lᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚouis van Gaal rồi Jose Mourinho. Cái hay của Man Utd là họ đã tìm ra được một mô hình kinh doanh sinh lợi, độc lập hoàn toàn với kết quả thi đấu trên sân cỏ.
Trong 27 năm Alex ꦯFerguson trị vì, Man Utd đã giành 38 danh hiệu và vươn lên trở thành đội bóng số một nước Anh. Cũng thời gian này, CLB đạt độ phủ khổng lồ để từ chỗ là một đội hạng khá, khi Ferguson mới đến, trở thành một đế chế thực sự về thương mại. Sau khi Sir Alex nghỉ hưu năm 2013, Man Utd biết rõ sẽ rất khó để duy trì thành tích thi đấu như trước. Và họ đã cố tách bạch câu chuyện trong và ngoài sân cỏ theo cách tốt nhất có thể.
Từ 2013 đến nay, Man Utd chưa một lần chạm tay vào Cup Ngoại hạng Anh và Champions League. Thậm chí... đến gần thôi cũng là quá khó. Như𒅌ng trên bảng thứ tự các CLB thể thao kiếm tiền giỏi nhất, "Quỷ Đỏ" vẫn phăng phăng tiến lên. Doanh thu thường niên của họ năm 2013 là 475 triệu đôla (khoảng 363,2 triệu bảng), đến năm 2018 đã là 770 triệu đôla (590 triệu bảng), chỉ kém Real và Barca. Những người điều hành Man Utd, cả hiện tại lẫn trước đây, đều t▨hống nhất gọi đấy là một nghịch lý: một CLB thể thao, vậy mà doanh thu lại không phụ thuộc vào thành tích... thể thao.
Tất nhiên, Man Utd𝔉 vẫn luôn đối mặt với câu hỏi: họ sẽ duy trì được vị trí trên bảng thứ bậc kiếm tiền trong bao lâu nếu kết quả thi đấu cứ lẹt đẹt như ít năm qua?
"Chúng tôi phải sớm giành lại các danh hiệu," Cliff Baty - Giám đốc tài chín🍎h Man Utd - nói. "Đấy không chỉ là vấn đề tài chính, mà còn là tôn chỉ hoạt động của đội bóng này".
Khát vọng ấy đang khiến Man Utd trải qua những ngày bận rộn. Các nhân vật điều hành đang cố mở rộng những kênh thương mại, sử dụng dữ liệu điện tử để tiếp cận với những CĐV trẻ hơn và thảo ra những chiến dịch tài trợ. Mục đích là kiếm thêm tiền để làm giàu ngân sách dành cho chuyển nhượng. Những nhân sự chủ chốt đang được bổ nhiệm, và họ cũng đang tìm 🐈một HLV chính thức.
"Văn hóa chiến thắng phải được áp lên cả trong và ngoài sân cỏ," Richard Arnold - Giám đốc điều hành nhóm của Man Utd và là một trong những kiến trúc sư chủ chốt cho mô hình kinh doanh của đội bóng - nói. "Sir Alex từng nói: Chúng tôi chưa bao giờ bị đánh bại, chúng tôi chỉ sợ hết thời gian mà thôi. Văn hóa ấy đã và đang được duy trì xuyên suốt".
Tuy nhiên, sự cạnh tranh khiến cho mọi thứ ngày càng khó khăn hơn. Năm gần nhất, Real, Barca và Bayern Munich cũng có những kết quả doanh thu tương tự như Man Utd. Những thế lực mới nổi như PSG và Man City cũng đang đi vào ổn định và doanh thu đang tăng trưởng theo từng năm. Trong khi đó, Liverpool và Tottenham lại đang vượt mặt Man Utd trên sân cỏ, nhờ những lự🅺a chọn khôn ngoan về mặt nhân sự, cả HLV đến các cầu thủ.
Nigel Currie, người sáng lập công ty tư vấn thể thao NC Partnership, cảnh báo trên New York Times: "Không có n🐲hiều đội bóng có thể kiếm tiền khủng dù thi đấu bết bát. Nhưng rõ ràng việc ấy cũng chẳng thể kéo dài mãi mãi".
Đế chế kinh doanh của Man Utd khởi nguồn từ năm 1992, khi Ngoại hạng Anh ra đời. Việc bán bản quyền truyền hình giải đấu ra nước ngoài bắ🌺t đầu tăng độ nhận diện cho Man Utd và các CLB Anh khác. Việc có được Sir Alex Ferguson, một người có tầm nhìn và khả năng quản trị tài ba, đã giúp Man Utd trở thành đội bóng Anh nổi tiếng nhất thế giới. Hình ảnh và logo của Man Utd đã đi đến hang cùng ngõ hẻm của mọi quốc gia.
Từ khi rơi vào tay những ông chủ người Mỹ, tình hình kinh doanh của Man Utd càng khả quan hơn. Ed Woodward, ngồi ghế Phó Chủ tịch🎃 phụ trách điều hành CLB từ 2013 đến nay, cho biết: "Thành tích trên sân không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm việc của bộ phận kinh ꧒doanh. Nhiệm vụ của Ban huấn luyện là giành thành tích cao, nhiệm vụ của kinh doanh là mang về những lợi tức lớn".
Năm nay, doanh thu của Man Utd dự kiến sẽ dao động từ 803 triệu đôla đến 822,6 triệu đôla, tức gấp đôi con số của một thập kỷ trước. Một phần ba số này đến từ🃏 bản quyền truyền hình. Doanh thu bán áo đấu và vật phẩm lưu niệm của Man Utd tăng 18% vào những ngày diễn ra trận đấu. Sân Old Trafford có 75.000 chỗ, và gần như trận nào cũng bán sạch vé.
Nhưng thế mạnh lớn nhất của Man Utd là sức hút với những nhà tài trợ. Tiền này chiếm khoảng nửa doanh thu. Họ ký hợp đồng tài trợ trang phục đến 10 năm với Adidas, trị giá 980 triệu đôla. Nhà tài trợ chính trên áo đấu, hãng Chevrolet Motor, ký hợp đồng 7 năm trị giá 559 triệu đôla. Chevrolet tự tin vào độ phủ của Man Utd tại thị trườnꦇg Trung Quốc, nơi CLB có khoảng 100 triệu CĐV.
Cách thức ký kết thương mại của Man Utd đang thay đổi. Họ chuyển từ ký🦂 với nhiều nhãn hàng sang ký ít hơn, nhưng lấy nhiều tiền hơn. Đội săn tài trợ của Man Utd có tầm 100 người, nhiều nhất trong các CLB bóng đá trên thế giới. Đa số họ là những nhà phân tích dữ liệu bậc thầy để đi thương thảo với đối tác. Nhờ nguồn tin sâu rộng mà nhóm này đã mang về cho Man Utd hợp đồng Chi - một hãng thức uống từ... Nigeria, hay Manda Fermentation - thực phẩm bổ sung dinh dưỡng từ Nhật Bản.
Man Utꦍd bán mọi thứ có thể, chẳng hạn như tay áo bây giờ có thêm Kohler - tập đoàn chuyên thiết kế phòng tắm và nhà bếp. Họ bán cả công nghệ khi tháng 8 vừa qua, CLB cho ra đời một ứng dụng chính thức, cho phép người hâm mộ cập nhật tất tần tật thông tin mới nhất về CLB. Man Utd cho biết ứng dụng này trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất tại 70 quốc gia.
Một lĩnh vực mà Man Utd chưa thể kiếm được nhiều là từ Champions League. Mùa này, các CLB tham gia giải sẽ cùng nhau chia miếng bánh trị giá 2,54 tỷ đôla. Trong khi Man Utd chơi lẹt đẹt, Real và Barca kiếm bộn từ đấu trường này nhờ vô địch liên tục suốt một thập kỷ qua. Thế nên, khi Man Utd trở lại Top 4 và lọt vào tứ kết Champions League một cách thần kỳ, Ole Gunnar Solskjaer đang được tôn lên như một vị cứu tinh. Gary Neville thậm chí còn bảo bây giờ đã có thể dựng tượng cựu tiền đạo người Na Uy.
Solskjaer cũng cho thấy ông không phải cấp tập mua sắm để có thể thành công. Trong sáu mùa bóng trước khi Sir Alex nghỉ hưu, Man Utd chỉ có quỹ lương cao thứ ba tại Ngoại hạng Anh, nhưng vô địch Anh đến ba lần và vào chung kết Champions League ꦏba lần (trong đó có một lần vô địch). Đấy là thành quả phi thường, nhất là khi các nghiên cứu chỉ ra: cách tốt nhất để dự đoán một nhà vô địch là nhìn vào... quỹ lương của họ.
Những năm sau thời Sir Alex, họ đꦉã mua sắm tấp cập, trở thành CLB có quỹ lương lớn nhất nước Anh. Nhưng việc lọt vào Top 4 thôi cũng đã khó khăn. Với Solskjaer, Man Utd dường như đ▨ã tìm ra một người có thể phát huy những nguồn lực mà đội bóng hiện có.
Man Utd là một CLB lạ kỳ. Thông thường một đội bóng phải thi đấu thành công, như Real hay Barca, mới có thể kiếm được nhiều tiền. Man Utd thì đi con đường kiếm thật nhiều tiền trước, rồi mới lấy tiền ấy đi tìm thành công. Nhưng nếu một ngày nào đó, CLB này lấy lại được sức mạnh như thời Sir Alex, thì họ sẽ thực s🐲ự là bá chủ của khâu kiếm tiền. Điều thú vị chính ở chỗ đó.
Hoài Thương (theo New York Times)