Tại hội nghị giao quý I/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói chuy🎉ện nâng cao chất lượng mạng lưới di động luôn là vấn đề nóng. Khi người dùng sử dụng nhiều hơn, chất lượng mạng có thể đi xuống, nên cần được tối ưu hàng ngày và đầu tư thường xuyên.
Ông khẳng định 2024 là năm thương mại hóa 5G trên toànℱ quốc, nhưng cũng yêu cầu các nhà mạng đầu tư cho 4G - hạ tầng quan trọng trong ít nhất 5 năm tới.
"Chúng ta nói nh𒁃iều đến 5G, nhưng tại Việt Nam từ nay đến 2030, dung lư꧅ợng chủ yếu vẫn là 4G. Nhanh nhất đến 2029, 5G mới có thể vượt 4G về lưu lượng và thuê bao", Bộ trưởng nói.
Ông cũng nhìn nhận thực tế hạ tầng 4G tại Việt Na🔥m thiếu tần số thấp. Đặc tính của tần số thấp là có tốc độ thấp hơn, nhưng độ phủ lớn h🐓ơn so với tần số cao. Việc sử dụng tần số thấp giúp mạng có thể phủ đến mọi nhà.
"Có thể phải cân nhắc đấu thầu tần số thấp như 700 💯MHz để ba nhà mạng lớn triển khai nhằm đảm bảo chất lượng", ông nói.
Theo Bộ trưởng, di động là hạไ tầng số chính hiện nay, ảnh hưởng mật thiết và trực tiếp với hành vi nꦕgười dùng. Ông giao Cục Viễn thông đo lường chất lượng mạng lưới và công khai hàng tháng.
Tại hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Viettel và VNPT. Trong tháng 3, hai đơn vị này đã lần lượt đấu giá thành công quyền sử dụng khối băng tần B1 (2500-2600 MHz) với giá 7.533 tỷ đღồng và C2 (3700-3800 MHz) với 2.581 tỷ đồng.
Có giá cao gấp gần ba lần, lợi thế của B1 là độ phủ rộng, giúp nhà mạng giảm đầu tư trạm phát só🦹ng. Ngoài ra, lợi thế lớn khác là B1 hỗ trợ cả mạng 5G và 4G, giúp nhà mạng có thể cải tiến chất lượng mạng 4G trong quá trình chuyển tiếp lên 5G.
Cuối năm ngoái, Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê tỷ lệ phủ sóng 4G của Việt Nam đạt 99,8% dân số, cao hơn nhiều nước phát triển🎃. Theo Quy hoạch hạ tầng Thông tin và Truyền thông 2021-2030, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, mạng 5G phủ đến 99% dân số, tốc độ tối thiểu 100 Mbps.
Lưu Quý