Theo thống kê đến 31/10, có ba triệu người dùng 5G tại Viettel Telecom. Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng là🐷 năm địa phương tập trung nhiều người trải nghiệm 5G nhất, chiếm gần 50% tổng thuê bao hiện ✤có. VinaPhone và MobiFone hiện cũng triển khai chương trình dùng thử 5G, nhưng số lượng thuê bao chưa được công bố.
Viettel đánh giá tốc độ tăng trưởng thuê bao 5G đang "cao gấp đôi" so với mạng 4G triển khai cùng giai đoạn 7 năm trước. Năm🌊 2017, khi nhà mạng này thương mại hóa 4G và đạt c𒉰on số ba triệu người dùng sau một tháng, dù số trạm 4G khi đó là 36.000, gấp 5,5 lần trạm 5G.
Viettel thương mại hóa 5G hôm 15/10. Những người dù𓂃ng 5G đầu tiên được ghi nhận từ cuối tháng 9, đầu t💜háng 10, nhưng theo đại diện nhà mạng, số thuê bao chỉ thực sự "bùng nổ" sau ngày khai trương.
Sự khác biệt trong cách triển khai được cho là lý do khiến số người dùng trên mạng 5G tăng nhanh. Cụ thể, thay vì phải đăng ký gói cước mới có thể sử dụng, nhà mạng này đang triển khai theo kiểu "do ♒nothing", tức người dùng không cần đổi sim hay đăng ký gói để sử dụng. Điều kiện cần là sở hữu thiết bị có hỗ trợ kết nối mới, cũng như ở trong vùng phủ sóng.
Theo một chuyên gia có nhiều năm theo dõi thị trường viễn thông trong nước, cách làm này giúp💧 nhà mạng tăng nhanh số thuê bao hoạt động trên mạng 5🦹G, nhưng con số trên không phản ánh đầy đủ mức độ quan tâm của người dùng.
"Có những người chưa�🐬� thực sự có nhu cầu, nhưng nằm trong vùng phủ sóng nên được tính là người dùng 5G", chuyên gia này đánh giá.
Theo ông, mức độ quan tâm thực sự cần được đánh giá dựa trên số người đăng ký gói cước 5G. Viettel không công bố con số cụ thể, nhưng cho biết số lượng đăng ký sau nửa tháng là "hàng trăm nghìn", phần lớn là gói từ 135.000 đến 300.000 đồng mỗi tháng. Ngoài ra, nhà mạng cũng ghi n🎃hận có những trường hợp khách hàng đang sử dụng điện thoại 4G nhưng vẫn đăng ký gói 5G, bởi giá tiền♏ tính trên dung lượng truy cập của các gói cước 5G đang rẻ hơn 4G. "Cách làm này cũng được ghi nhận tại nhiều thị trường trên thế giới", đại diện Viettel nói.
Ngoài ra, với chiến lược tự động chuyển đổi 5G cho người dùng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn tới được dự báo có thể chậm lại, do phần lớn người đủ điều kiện đã được nâng lên mạng mới. Theo chuyên gia phân tích Affandy Johan của Ookla - công ty phát triển công cụ Speedtest, sự phát triển của 5G trong giai đoạn đầu tại Việt Nam sẽ phụ thuộc một số yếu tố, như độ phủ sóng, k꧃hả năng tiếp cận của người dùng với các thiết bị 5G cũng như giá cước.
Tại buổi chia sẻ về 5G tuần trước, Viettel cũng thừa nhận một trong những thách thức khi triển khai 5G là thiết bị hỗ trợ. Nhà mạng ước tính trên mạng lưới c🐻ó khoảng 15% thiết bị đầu cuối có hỗ trợ 5G, trong đó phần lớn tập trung ở khu vực thành thị. Đây cũng là lý do 5G đã có mặt ở 63 tỉnh thành, nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố lớn cũng như thủ phủ của các tỉnh.
Sau nửa tháng thương mại hóa, mạng 5G tại Việt Nam được đánh giá mang lại một số giá trị như tốc độ tải nhanh, độ trễ thấp, giúp người dùng trải nghiệm các nội dung mà mạng 4G khó đáp ứng, như video độ phân giải 8K, nội dung thực tế ảo; đồng thời giá cước xét theo dung lượng truy cập rẻ hơn 4G. Tuy nhiên sau nửa tháng, nhiều người cũng phản ánh mức độ phủ sóng chưa cao, tốc độ chưa ổn định, nhiều lúc xuống thấp, dễ gây nóng máy, hao pin.
Theo đại diện Viettel, 5G hoạt động ở băng tần cao hơn, độ phủ sóng thấp hơn, trong khi số trạm hiện cũng chưa nhiều như 4G. Nhà mạng khẳng định trong thꦜời gian tới, khi hạ tầng được mở rộng và tối ưu hóa, trải nghiệm 5G sẽ trở nên ổn định.
Lưu Quý