Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hồi cuối tuần, ông đã dùng từ "có nguyên tắc" 38 lần, thể hiện tầm nhìn của ông về một "mạng lưới an ninh" do Mỹ hậu thuẫn liên kết các quốc gia trong khu vực chống lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, theo Reuters.
Theo bình luận viên Greg Torode, Đối thoại Shangri-La lần này đã chứng kiến sự phân ✨🌞hóa quan điểm giữa các nước tham gia đối với vấn đề Biển Đông. Nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Việt Nam cùng lên tiếng yêu cầu các bên có liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết những căng thẳng đang ngày càng gia tăng trên vùng biển chiến lược này, trong khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế.
Phát biểu tại Đối thoại, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đại diện của đoàn Trung Quốc, nói rằng nước này tuyên bố Bắc Kinh "không gây ra rắc rối nhưng không sợ rắc rối", đồng thời yêu cầu các nước khác "không chỉ tay vào Trung Quốc", khi nhiề๊u đại biểu lên tiếng chất vấn chính sách của Bắc Kinh trênღ Biển Đông.
ꦦTrong khi đó, Bộ trưởng Carter hối thúc các nước trong khu vực nỗ lực hơn nữa để tạo ra "mạng lưới an ninh có nguyên tắc", và khái ni🔥ệm này càng được củng cố bằng lời cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh không tham gia vào mạng lưới đó, họ sẽ đối mặt với nguy cơ tự cô lập mình "trên biển, trên không gian mạng, và trên không phận của khu vực".
Theo bình luận viên Prashanth Parameswaran của Diplomat, "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" là khái niệm "hợp thế hợp thời" của ông Carter nhắm vào những hành động ngày càng ngang ngược của Trun𒉰g Quốc trên Biển Đông.
T𒁃heo đó, "mạng lưới an ninh có😼 nguyên tắc" chính là bộ cơ chế song phương, đa phương ngày càng rộng lớn trong khu vực, tập trung vào việc giữ gìn những giá trị chủ chốt, thúc đẩy việc chia sẻ gánh nặng giữa các quốc gia nhằm chống lại những hành động mang tính vô nguyên tắc, trái với luật pháp quốc tế.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Carter đề cập đến khái niệm này. Một số khía cạnh của nó đã được ông nói đến dưới những hình thức khác nhau trong các bài phát biểu trước đây về chính sách "tái cân bằng châu Á". Tuy nhiên, đây là lần đầu t♏iên người đứng đầu Lầu Năm Góc đưa ra một khái niệm và tầm nhì✨n rõ ràng, toàn diện về chiến lược đối phó với hành động của Trung Quốc trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Chuyên gia Parameswaran cho rằng khái niệm "mạng lꦰưới an ninh có nguyên tắc" là sự hòa trộn những nguyên tắc quan trọng mà Mỹ tin rằng cần phải có để thống nhất các nước trong khu vực, chẳng hạn như quyền tự quyết, giải quyết hòa bình các tranh chấp, và tự do hàng hải, hàng không, được thực hiện trong một mạng lưới ngày càng rộng để các nước có thể hợp tác với nhau.
Với mạng lưới này, các quan chức quốc phòng Mỹ có vẻ như cuối cùng đã tìm ra một khái niệm toàn diện có thể bao quát hết tầm nhìn của họ đối với vấn đề Biển Đông. Trong tầm nhìn này, các nước châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển thịnh vượng, đóng góp nhiều hơn cho các vấn đề khu vực, xây dựng nh♔iều mối quan hệ hơn để giải quyết những thách thức chung và duy trì các nguyên tắc đã được xây dựng từ lâu.
"Bằng cách mở rộng tầm ảnh hưởng của tất cả các nước và với trách nhiệm chia sẻ gánh nặng an ninh, mạng lưới mang tính nguyên tắc này 🃏sẽ thể hiện một làn sóng an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương", ông Carter nhấn mạnh.
Mạng lưới loại trừ Trung Quốc
Trong bài phát biểu của mình, ông Carter cũng vạch ra biện pháp thực thi khái niệm này. Ngoài các cơ chế hợp tác song phương, ông đưa ra những cơ ch🐈ế hợp tác ba bên, từ những sáng kiến do Mỹ dẫn đầu như Mỹ - Nhật - Ấn Độ, Mỹ - Nhật – Australia hay Mỹ - Thái Lan – Lào, cho tới những quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực, như Australia - Ấn Độ - Nhật Bản. Cùng với đó là những sáng kiến đa phương trong khu vực, chẳng hạn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+).
Với việc thúc đẩy các cơ chế hợp tác ba bên không có Mỹ tham gia, Washington đã loại trừ những chỉ trích rằng họ chỉ hướng tới một tr💫ật tự xoay quanh Mỹ hay họ đang hủy hoại vai trò trung tâm của ASEAN khi tự lôi kéo đồng minh, đối tác đến với mình, theo Parameswaran.
Tầm nhìn này càng củng cố mạnh mẽ hơn hình ảnh mà ông Carter nêu ra về một Trung Quốc đang dựng lên "Trường thành tự cô lập" bằng các hoạt động ngang ngược trên Bꦓiển Đông. Không chỉ bị loại ra khỏi hệ thống liên minh thời hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ dẫn đầu – như những gì ꧑các quan chức Trung Quốc thường nói – Bắc Kinh giờ đây còn có nguy cơ bị gạt khỏi mạng lưới an ninh toàn diện trong khu vực bằng những hành động gây bất ổn của họ trên Biển Đông.
Một số đại biểu phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-La rằng mối lo ngại về sự ngang 🌸ngược của Trun𓂃g Quốc trên Biển Đông đã ngày càng càng tăng lên trong khu vực, đặc biệt là khi Bắc Kinh có biểu hiện quân sự hóa những đảo nhân tạo phi pháp mà họ bồi đắp trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Những mối lo ngại đó đã buộc các nước trong khu vực𝓰 phải xích lại gần nhau để tìm ra những phương án đối phó mới với Bắc Kinh, trong đó có việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và với các nước khác.
T😼uy nhiên, cũng có một số quan ngại rằng việc thực thi mạng lưới an ninh này là không hề dễ dàng. Trong khi một số nước Đông Nam Á như Philippines đang đứng ở🐠 tuyến đầu chống lại các hành động của Trung Quốc, một số quốc gia khác như Campuchia vẫn tỏ thái độ mập mờ.
Ngoài ra, chắc chắn Trung Quốc sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn, và sẽ tăng cường lôi kéo đồng minh của mình để xây dựng một mạng lưới riêng trong khi vẫn tiếp tục chống lại nhữ⛄ng quy tắc, thông lệ đã được cộng đồng q🀅uốc tế thừa nhận, Parameswaran nhận định.
Tuy nhiên, khái niệm "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" mà ông Carter đưa ra ít nhất cũng là định nghĩa rõ ràng nhất về tầm nhìn của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mở ra những cơ hội hợp tác mới hướng t💫ới tương lai của khu vực, chuyên gia này nhấn mạnh.
Xem thêm: ꦐBác phán quyết ꦏBiển Đông, Trung Quốc có thể bị đưa ra Hội đồng Bảo an
Trí Dũng