Là người đầu tiên đặt câu hỏi trong phiên chất vấn việc thực hiện lời hứa của thành viên Chính phủ sáng 15/8, đại biểu Đinh Duy Vượt (Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai) nêu vấn đề, mạng xã hội không phải ảo mà là thật và đang diễn biến ngày càng phức♑ tạp, nhiều thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng.
"👍Theo Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, giải pháp xử lý tình trạng trên như thế nào? Khi nào Việt Nam có mạng xã hội uy tín? Ngoài ra, Bộ trưởng có ngăn chặn được tình trạng sim 𝔍rác không?", ông Vượt đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Ngu𓃲yễn Mạnh Hùng khẳng định, nếu Việt Nam không có mạng xã hội của chính mình thì tất cả những gì người dùng nói, đọc, suy nghĩ, thậm chí mua bán đều được lưu 💜trữ ở nước ngoài.
"Nói vui là n☂ão người Việt Nam ở nước ngoài. Bây giờ những thông tin họ thu thập được chỉ dùng để quảng cáo nhưng trong trường hợp đặc biệt, họ có thể dùng vào những việc khác nguy hiểm đến an ninh", ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, Bộ Thông tin Truyền thông đang đặt mục tiêu xây dựng mạng xã hội trong nước, phát triển số lượng người d﷽ùng tương đương với mạng xã hội nước ngoài. Hiện nay, các mạng xã hội Việt Nam có khoảng 65 triệu tài khoản, trong năm qua tăng trưởng 30%. Các mạng nước ngoài có tổng cộng 90 triệu người dùng. "Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì năm 2020, chậm nhất là 2021, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu cân bằng số lượng người dùng mạng xã hội trong nước và nước ngoài", ông Hùng nhận 𝔍định.
Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông cho rằng, hiện nay còn khá nhiều cơ hội để các công ty công nghệ phát triển mạng xã hội Việt Nam, ví dụ mạng xã hội theo cách tiếp cận mới, chia sẻ lợi ích cho người tham gia. Ngoài ra, trong nền tảng mạng xã hội do đơn vị trong nước cung😼 cấp có bộ lọc đ🏅ể "dọn rác" (thông tin xấu độc, sai sự thật...); hiện đã dọn, chặn lọc 95% "rác".
Ông Hùng cho biết thêm, Bộ đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia, có khả năng giám sát liên tục khoảng 100 triệu thông tin tiếng Việt được tạo ra và công khai mỗi ngày trên mạng; kịp thời phát hiện các xu hướng thông tin nóng, đánh giá tỷ l𝔍ệ thông tin tiêu✱ cực, tích cực vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin Truyền thông cũng đấu tranh với mạng xã hội nước ngoài khi họ chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam, chưa đóng thuế, chưa thực thi luật pháp của Việt Nam. Kết quả đạt được khá tích cực khi trước đây Facebook thực hiện yêu cầu phía Việt Nam chỉ 30%, nay đãജ 70% đến 75%; YouTube trước 🦋thực hiện 60% yêu cầu, nay đã 80% đến 85%...
Về vấn đề 🍬sim rác, ông Hùng cho biết, trong năm qua cơ q👍uan chức năng đã cơ bản cắt bỏ sim không đủ thông tin, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một lượng lớn. Từ nay đến tháng 9, Bộ Thông tin Truyền thông tập trung giải quyết sim rác bằng cách buộc các nhà mạng phải mua lại.
"Giải pháp mới cho câu chuyện này là giao trách nhiệm đến từng t𒉰ổng giám đốc công ty viễn thông, trong đó yêu cầu nếu còn tồn tại sim rác thì không được cấp ph🍃ép dịch vụ mới", ông Hùng nói.