Sinh năm 1989 tại Bắc Giang, Đinh Mạnh Ninh chiếm được cảm tình khán giả trong cuộc thi nhờ tài viết nhạc. Hai ca khúc mà Ninh chọn cho đêm thi quyết định do chính anh sáng tác. Trong đó, 19 rồi, thể loại hip hop, nói lên nhiều ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ giúp Ninh ghi điểm không chỉ với Hội đồng ngh𒅌ệ thuật mà còn khiến các bạn tr𒀰ẻ trong khán phòng hòa nhịp theo anh.
Trong phần tự giới thiệu bản thân trước cuộc thi, chàng sinh viên khoa thanh nhạc chia sẻ nhiều ước mơ cho nghề nghiệp tương lai: ca sĩ, nhạc sĩ và cả họa sĩ. Nhờ sở thích hát hò, nói nhiều, đọc truyện tranh và ăn hàng mà Mạnh Ninh khá thân thiện và dễ hòa đồng. Ninh từng đoạt giải nhất chương trình Tuổi đời mênh mông 2005, giải nhất cuộc thi hát tiếng Anh Let's get loud 2007.
Đinh Mạ🤡nh Minh (trái) đoạt giải nhất nhờ khả năng sáng tác. |
Về nhì sát sao với số điểm 19,81 là cậu học sinh lớp 12 của vùng quan họ Bắc Ninh Đỗ Tùng Lâm. Tùng Lâm cũng là người đoạt giải Khán giả bình chọn. Hai gương mặt nữ còn lại trong đêm thi chung kết Nguyễn Thị Thu Hà (Hải Phòngꦆ) và Vũ Cát Tường (An Giang) đồng giải ba.
Lần thứ hai tổ chức, cuộc thi Tiếng ca học đường thu hút được sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên và cả các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, tính học đường, một lần nữa lại không được thể hiện rõ nét vì cách chọn thể hiện bài hát của các thí sinh. Giải nhì Đỗ Tùng Lâm chọn cho mình ca khúc khó Ôi quê tôi (Lê Minh Sơn) mà theo lẽ thường, một người ở lứa tuổi ꦰphổ thông khó lòng tải được trọn vẹn cảm xúc mênh mang của bài hát. Tuy nhiên, Lâm có nhiều cơ hội phô diễn giọng hát tốt của mình ở các nốt cao hay hát feel theo cách các ca sĩ khác từng thành công với ca khúc này. Bạn Nguyễn Thị Thu Hà chọn cho mình 2 bài nhạc rock và thể hiện cũng rất mạnh mẽ và dữ dội, đúng tinh thần của thể loại này. Những yếu tố đó làm tính học đường càng trở nên mờ nhạt.
Trong khi đó, vẫn giữ được nét dễ thương đúng lứa tuổi học trò, nhưng bạn Vũ Cát Tường lại chọn thể hiện ca khúc quá nặng về nội tâm Quê hương tuổi thơ tôi (cố nhạc sĩ Từ Huy)൲ khiến phần dự thi trở nên chệch choạc. Việc bạn cứ nhún nhảy, lắc lư, tươi cười hồn nhiên kiểu học trò lại không ăn nhập gì với những lời hát đau đáu, tràn trề cảm xúc "ngày ấy đâu rồi, cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ, c💮ho tôi một ngày...".
"Việc phô trương giọng hát ở một cuộc thi hát là điều cần thiết nhưng tôi giá như mình đang xem một cuộc thi Sao Mai điểm hẹn, Tiếng hát truyền hình thì sẽ thấy dễ chịu hơn", khán giả N🙈guyễn Hà, Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM, nhận xét. Nhiều khán giả cũng đồng tình với ý kiến của anh Hà.
Với ý nghĩa "tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng âm nhạc trong phạm vi học đường", cuộc thi Tiếng ca học đường được Đài truyền hình TP HCM quyết định tổ chức hàng năm.
4 gương mặt trong đêm thi chung kết xếp hạng:
Giải nhất - Đ👍inh Mạnh Ninh, sinh viên lớp Thanh nhạc trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội. |
Giải nhì và giải Khán giả bầu chọn - Đỗ Tùng Lâm, học sinh lớp 12 của Học ൩viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. |
Giải ba - Nguyễn Thị Thu Hà, si🌸nh viên ĐH Văn hóa Hà Nội. |
Giải ba - Vũ Cát Tườ🌼ng, học sinh lớp 10 t𝓀rường chuyên Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên, An Giang. |
Bài: Nhiêu Huy
Ảnh: Lý Võ Phú Hưng