- Gần đây anh vắng bóng trên các sân khấu. Vì sao vậy?
- Khoảng một năm nay, dù nhiều đơn vị mời tôi về nước tham gia game show, làm giám khảo cuộc thi ca hát, tôi đều chưa nhận lời. Chương trình gần nhất tôi chấm thi là Solo cùng Bolero 2018, chủ yế🔜u vì tôi muốn ủng hộ các giọng ca trẻ. So với những năm trước đây, hiện tôi giảm tần suất đi hát khoảng 70%, cả trong và ngoài nước. Vào nghề hơn 20 năm, tôi nghĩ đã đến giai đoạn nên lui về hậu trường, nhường vị trí cho các đàn em. Thị trường Bolero đang bão hòa, ca sĩ trẻ hát dân ca, trữ ෴tình xuất hiện ngày càng nhiều.
Nhưng lý do chính tôi giảm lịch diễn là vì muốn chăm sóc gia đình mì♔nh, hiện ở tiểu bang Washington, Mỹ. Những năm qua, tôi đi quá nhiều. Tôi cần dành thời gian cho vợ và hai con đang tuổi ăn tuổ🧸i lớn.
- Vợ nói gì mỗi lần anh vắng nhà vì chạy show?
- Mười mấy năm sống cùng nhau, vợ🎃 tôi quen dần việc phải một mình chăm con. Thỉnh thoảng, cô ấy cũng phiền lòng những khi các con nhớ cha. Nhiều lần, vợ khuyên tôi nên nghỉ hát, ở nhà với các con. Sau cùng, cô ấy vẫn tôn trọng đam mê của chồng vì biết tôi sẽ khổ sở nếu không lên sân khấu. Thực ra, chỉ khi về Việt Nam hát, tôi mới xa nhà khoảng hai tuần, một tháng. Còn ở Mỹ, tôi thường đi hát cuối tuần. Được dịp nghỉ lễ, tôi dành toàn bộ thời gian cho các con.
- Với một ca sĩ đi hát đã lâu như anh, cát-xê có ý nghĩa như thế nào?
- Nói tôi không màng chuyện thù lao, tiền nong nữa thì không đúng. Với tôi, chuyện cát-xê tùy thuộc vào mỗi chương trình, tùy tính chất thiện nguyện hay thương mại. Tuy nhiên, kinh tế hoàn toàn không phải là gánh nặng của tôi hiện tại. Vợ tôi từng nói: "Nếu anh nghỉ hát, em vẫn có thể lo cho cả gia đình". Một số đồng nghiệp ở lứa tuổi tôi ít mặn mà đến chuyện cát-xê hơn lúc trẻ, không phải vì họ không còn cần tiền, mà bởi họ đã mệt mỏi với chuyện đi show, hoặc đã kiếm được nguồn thu từ ꦜviệc khác.
- Một ngày bình thường ở nhà với anh sẽ như thế nào?
- Nếu không đi hát, tôi dậy thật sớm, lo bữa sáng cho vợ con, rồi đưa hai đứa nhỏ đến trường. Sau đó, tôi về nhà p💖hụ vợ các việc nội trợ lặt vặt rồi chăm sóc khu vườn. Nhà tôi vốn có hai chú chó, một con vừa mất ở tuổi 14. Tôi thường dắt chó tản bộ gần nhà để tập thể dục. Chiều đến, tôi thường vào phòng thu tại gia để ghi âm bài hát mới hoặc tập trung sáng tác. Tối, tôi đón các con về và chuẩn bị bữa cơm để cả nhà quây quần.
Hai con tôi chưa có ý định đi hát, dù đã biết đàn piano rất giỏi. Vợ chồng tôi không muốn ép con theo con đường nghệ thuật mà tôn trọng đam mê củaꩵ hai cháu.
- Ở tuổi 47, niềm đam mê âm nhạc được anh duy trì ra sao?
- Những năm gần đây, tôi dành thời gian sáng tác thêm. Tôi viết rất nhiều nhạc phẩm - cả Bolero lẫn nhạc trẻ - và để dành sau này ghi âm như Khi mình hết thương nhau, Chôn sâu tình cũ, Hạnh phúc đơn sơ, Đời con gái... Một số ca khúc tôi dành tặng cho các ca🌼 sĩ trẻ để k🎶huyến khích họ hơn trong chặng đường đầu làm nghề.
Tôi lấy cảm hứng từ đời sống lẫn nghệ thuật để viết nhạc. Chẳng hạn, bài Tình chết trong mưa được tôi sáng tác trong những ngày ở Washington - nơi mùa mưa kéo dài đến sáu tháng. Hoặc như bài Đời con gái là một nhạc phẩm dựa trên tuồng cải lương Bến đợi (soạn giả Hoàng Song Việt) - kể về thân phận nhữn🍰g người con gái có chồng đi chinh chiến. Dù viết về niềm vui hay nỗi buồn, tôi đều hướng đến sự lạc quan - như chính cuộc sống của tôi hiện tại.
Mạnh Quỳnh tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh năm 1972. Anh được khán giả yêu mến với chất giọng trữ tình, qua các ca khúc Bến sông chờ (sáng tác: Mạnh Quỳnh), Viết thư tình (Trúc Phương), Vòng nhẫn cưới (Vinh Sử), Người phu kéo mo cau (Vinh Sử), Tình nghèo có nhau (Đài Phươngꦦ Trang)... Nam ca sĩ từng song ca với Phi Nhung, Như Quỳnh, Hương Thủy... Những năm gần đây, anh về nước làm giám 🐽khảo nhiều cuộc thi hát nhạc trữ tình.
Mai Nhật