Công ty giám sát vệ tinh và phát hiện va chạm LeoLabs nhận thấy hai mảnh rác vũ trụ của Liên Xô bay sượt qua nhau với khoảng cách cực nhỏ, chỉ ꦅ6 m, với sai số khoảng vài chục m, hôm 27/1.
LeoLabs cho biết, trường hợp xấu nhất - một vụ va chạm tạo ra thêm hàng nghìn mảnh rác không gian - đã suýt xảy ra. Khi Quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO) ngày càng trở nên đông đúc, những vụ việc như vậy cũng phổ biến hơn, trở thành mối đe dọa thực sự 🥃ở môi trường mà Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và hàng nghìn vệ tinh quan trọng đang hoạt động.
Hai vật thể suýt va chạm hôm 27/1 là thân tên lửa SL-8 và Cosmos 2361, một vệ tinh do thám được thiết kế để can thiệp vào các tín hiệu điện tử như liên lạc vô tuyến hoặc truyền radar. Cả hai đều không còn hoạt động. Theo NASA, Cosmo💃s 2361 phóng vào năm 1998, trong khi SL-8 là tên gọi mà Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng ෴cho dòng tên lửa Kosmos-3 của Liên Xô. Dòng tên lửa này phóng lần đầu năm 1964 và tiếp tục hoạt động đến năm 2009.
Cosmos 2361 và Kosmos-3 sượt qua nhau ở nơ꧑i mà LeoLabs gọi là "khu phố tồi tệ" thuộc LEO, trải dài từ độ cao 950 km đến 1.050 km. "Khu vực này có nguy cơ lớn tạo ra nhiều mảnh vụn trong LEO do sự kết hợp giữa các vật thể bị bỏ rơi với những sự kiện vỡ. Đặc biệt, khu vực này chứa tới khoảng 160 thân tên lửa SL-8 cùng 160 khối hàng mà chúng mang theo, được phóng hơn 20 năm trước", LeoLabs viết trên mạng xã hội Twitter. Công ty này cho biết, đã có 1.400 vụ va chạm tương tự suýt xảy ra trong "khu phố tồi tệ" chỉ tính từ tháng 6 đến tháng 9/2022.
Những sự cố như vậy nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược mới nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ rác vũ trụ khỏi LEO. Theo NASA, hiện có gần 30.000 mảnh rác vũ trụ đang được Bộ Quốc phòng Mỹ theo dõi, nhưng vẫn cò▨n nhiề🍸u mảnh khác quá nhỏ để phát hiện.
Các mảnh rác vũ♕ trụ gây ra mối đe dọa không nhỏ. Trạm ISS, bay ở độ cao khoảng 400 km, từng thực hiện nhiều lần điều chỉnh trong những tháng gần đây để né tránh chúng. Một mảnh rác vũ trụ cực nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗ rò rỉ trên tàu vũ trụ Soyuz MS-22 vào tháng 12 năm ngoái.
Thu Thảo (Theo Space)