Bệnh viện Bạch Mai nhiều ngày nay nhận được nhiều 🌼cuộc điện 🦋thoại xác minh thông tin khoa Tiêu hóa đang có chương trình hỗ trợ 3.000 hộp trà thảo dược cho bệnh nhân dạ dày.
Một nữ bệnh nhân phản ánh trang fanpage tên Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai đăng thông tin "nhân dịp 100 năm thành lập, Khoa Tiê🐻u hóa của Bệnh viện Bạch Mai quyết định hỗ trợ chi phí 3.000 hộp trà thảo dược trị đau dạ dày trên🃏 cả nước. Chỉ 5 ngày hết trào ngược. Chỉ 30 ngày khỏi dứt điểm". Fanpage này đề nghị người có dấu hiệu trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, viêm hang vị, ợ hơi ợ chua khó tiêu... thì nhấn "đăng ký" để được hỗ trợ.
Bệnh nhân cho biết bị bệnh dạ dày nên khi nhận được thông tin này rất vui mừng, đã nhấn nút "đăng ký" và để lại số điện thoại cùng thông tin cá nhân. Một lúc sau, chị nhận được điện thoại của một người lạ tự xưng là bác sĩ của khoa Tiêu hóa xác nhận lại thông tin chị đã đăng ký. Ngay sau đó, chị nhận điện thoại của một người lạ khác 🃏tự xưng là nhân viên khoa Dược của bệnh viện hỏi địa chỉ để chuyển trà đến cho chị. Người này nói chị cần chuẩn bị 1,3 triệu đồng.
Tiꦛến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định khoa không sử dụng fanpage và cũng không triển khai hoạt động này. "Đây là dấu hiệu lợi dụng hình ảnh, thông tin của bệnh viện để lừa đảo người dân", bác sĩ Khanh nói.
Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng nhiều lần thông báo về tình trạng lợi dụng, giả mạo thương hiệu của bệnh viện trên mạng xã hội để quảng cáo cho các cơ sở khám chữa bệnh và sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm. Trên nhiều trang fanpage, phòng khám tư, cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng những từ khóa "Bác sĩ viện 108", "viện 108"... để quảng cáo🌌 và thu hút bệnh nhân. Đây là một hình thức giả mạo có thể gây ra những rủi ro và thiệt hại về kinh tế cho người sử dụng dịch vụ.
Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khẳng định bệnh viện chỉ có cơ sở khám, điều trị duy nhất tại địa chỉ số 1A và 1B đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tất cả cơ sở khám chữa bệnh ghi "Viện 108" ngoài k൲huôn viên bệnh viện ở Hà Nội và các tỉnh 🔯thành khác đều là giả mạo.
Bệnh viện cũng chưa triển khai kiểm nghiệm các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Vì vậy thông tin quảng cáo của các nhà sản xuất, các cá nhâꦍn quảng cáo dược phẩm điều trị bệnh, hay mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp (làm đẹp da, thẩm mỹ nhũ hoa, thuốc trị nám... ) được kiểm nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đều là những thông tin không chính xác.
Trước đó đã xảy ra tình trạng giả mạo fanpage Bệnh viện Nhi đồng 1 để kêu gọi từ thiện; gi𒁏ả mạo bác sĩ lừa đảo người dân chữa vô sinh, hiếm muộn...