Marion Cotillard thừa hưởng tài hoa từ người bố là diễn viên kịch câm kiêm giám đốc nhà hát. Cùng hai em trai song sinh và bố mẹ, Marion Cotillard sống trong căn hộ tầng 18 trên tòa tháp cao ở Paris, Pháp. Cottilard thuở nhỏ nhạy cảm, nhút nhát, đơn độc, u sầu và hay hờn dỗi. “Từ hồi 7 tuổi, tôi đã mắc những chứng khủng hoảng liên quan đến sự t💮ồn tại, ám ảnh với những câu hỏi về thế giới. Chúng ta đến từ đâu? Tại sao tôi lại ở đây? Ở trường tôi bị coi là đứa nhỏ kỳ lạ. Tôi không hiểu nổi mối quan hệ giữa mọi người”, ngôi sao kể.
Cũng từ nhỏ, Cotillard bị hấp dẫn bởi các câu chuyện hư cấu. Lúc 7 tuổi xem phim về sinh vật ngoài hành tinh E.T, cô khiếp đảm tới nỗi bố phải đưa ra khỏi rạp. Bố cũng giới thiệu cô đến với phim câm. Cô bé thường bắt chước cử chỉ của các ngôi sao kịch câm nổi tiếng như Louise Brooks hay Greta Garbo lúc lên giường đi ngủ. "Tôi hấp thụ nh♐iều từ bố. Ở nhà bố hay dùng trò chơi để dạy chúng tôi cách diễn câm”.
Tuổi vị thành niên, Marion Cotillard đăng ký học diễn xuất ở Trường Sân khấu Điện ảnh Quốc gia. “Diễn xuất là một cách để tôi trốn bản thân mình nhưng cũng là cách tôi tìm được một bản thân khác trong mình”ꦛ, Cotillard bày tỏ. Sau khi ra trường, nữ diễn viên sống tự lập trong một căn nhà xập xệ rồi sau đó đóng phim truyền hình.
Năm 1998, Cotillard nhận vai lớn đầu tiên trong bộ phim hành động Taxi. Tác phẩm ngân sách lớn sau đó làm thêm hai phần, với sự tái xuất của Cotillard. Cũng trên phim trường Taxi, cô gặp tài tử Guillaume Canet lần đầu. Canet khi đó đang kết hôn và 6 năm sau ly dị vợ, kết nối lại với Cotillard. Năm 2007, Canet và Cotillard đính hôn, siไnh con năm 2011. Ở Pháp, cả hai đượ꧒c ví như gia đình Brad Pitt và Angelina Jolie nhưng họ ít xuất hiện trên báo chí hơn.
Minh tinh Pháp thứ ba giành giải Oscar
Giai đoạn đầu thế kỷ 21 đánh dấu sự dịch chuyển của ái nữ Paris khi tiến thân sang Hollywood. Người đẹp từ kinh đô ánh sáng tham gia nhiều dự án phim nổi bật ngay khi vừa đặt chân đến kinh đô điện ảnh. Sau khi vào vai phụ gây chú ý trong Big Fish của Tim Burton (2003), mỹ nhân đột phá với vai nữ phụ trong phim A Very Long Engagement (2004).
Nhân vật trong phim tình yêu kinh điển này mang về cho cô giải ൩César "Nữ diễn viên phụ xuất sắc". Trong hai năm sau đó, Cotillard tham gia 6 phim mỗi năm và đều khẳng định bản thân ở một lối diễn tự nhiên, nhập hồn vào nhân vật.
2007 là năm thăng hoa rực rỡ của ngôi sao 32 tuổi qua vai diễn trong phim tiểu sử La Vie en Rose. Ái nữ Pháp được đạo diễn ph♊im chọn hóa thân thành ca sĩ nổi danh Édith Piaf mặc dù ông chưa bao giờ gặp cô trước đó, mà chỉ thấy ở hai người có♉ cặp mắt giống nhau.
Các nhà sản xuất phim sau đó bảo vệ vai diễn cho Cotillard mặc dù hãng phim giảm ngân sách vì cho rằng Cotillard là sao mới và không hứa hẹn doanh thu lớn. Cô tiểu thư thành Paris nhập vꦑai biến hóa, cho người xem thấy một nữ ca sĩ có cuộc đời bất hạnh, từ nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi, s♒au đó đi hát rong kiếm sống trên phố, rồi vụt sáng thành danh ca sân khấu, bị trầm cảm và nghiện ngập ma túy, rồi chết trong cô đơn.
Khi phim ra mắt lần đầu ở LHP Berlin, khán giả đứng dậy vỗ tay trong 15 phút. Một số nhà phê bình khẳng định: “Cotillard đã đưa Édith Piaf hồi sinh lần cuối trên sân khấu”. Vai diễn trong La Vie en Rose sau đó mang về cho Cotillard bội thu giải thưởng, từ BAFTA, César đến Quả Cầu Vàng và Oscar cho "Nữ diễn viên chí🅠nh xuất sắc". Ngôi sao 32 tuổi trở thành diễn viên nữ đầu tiên vừa thắ🥃ng giải César và giải Oscar cho cùng vai diễn.
Marion Cotillard cũng là ngôi sao Pháp thứ ba giành giải của Viện Hàn lâm Mỹ, sau Simone Signoret năm 1960 và Juliette Binoche năm 1997. Một ngày sau hôm nhận tượng vàng Oscar, cô được Tổng thống Pháp lúc này là Nicolas Sarkozy chúc mừng. “Marion Cotillard làm sống dậy một Édith Piaf đa ꦜcảm và giàu đam mê trong cuộc đời bấp bênh. Vai diễn của Cotillard là một sự diễn giải hành trình cuộc đời của một người phụ nữ Pháp”, Tổng thống công nhận.
Sau giải thưởng𓃲 này, ngôi sao Pháp cũng được mời là thành viên Viện Điện ảnh và ꦯKhoa học Mỹ.
“Tôi luôn thấy mình là kẻ 𝐆bên lề. Tôi chưa bao giờ thấy thoải mái trong đám đông. Tôi luôn phải đấu tranh để vượt qua nỗi sợ hãi bên trong mình”, minh tinh nói. Để vai diễn thành công, ngoài nghiên cứu nhân vật, Cotillard gần như có bản năng hiểu thấu nhân vật. “Tôi hiểu chứng ꦡtrầm cảm. Bản thân tôi cũng nhiều lần bị mắc kẹt như thế”.
Sau khi đóng La Vie en Roe, nữ diễn viên bị ám ảnh với vai diễn tới nỗi dành 5 tiếng mỗi ngày trước bàn trang điểm, cạo lông mi và để tóc cho giống nhân vật ca sĩ cuộc đời nhiều biến cố. “Không còn là diễn xuất nữa, giống như tôi bị quỷ nhập hồn. Linh hồn Piaf đã ở trong tôi tổng cộng 8 tháng. Tôi đã cố mọi cách để trừ tà, dùng lửa và muối. Tôi đi du lịch để trốn cô ấy. Cuối cùng tôi nhận ra mình không thể bỏ cô ấy được. Cô ấy từng bị bỏ rơi lúc nhỏ và nỗi sợ lớn nhất của cô ấy là bị một mình”, Cotillard nói về giai đoạn sau khi hóa thành nhân vậ🍎t để đời.
Siêu sao bom tấn không quay lưng phim nghệ thuật
Đã khẳng định tài năng trên đỉnh vinh quang, Cotillard được mời vào hàng loạt bom tấn và đóng chung với các tài tử hạng A nổi bật. Năm 2009, ngôi sao sánh vai Johnny Depp và Christian Bale trong phim hành động Public Enemies. Năm 2010, cô tham gia cùng Leonardo DiCaprio và Joseph Gordon-Levitt trong bom tấn Inception. Năm 2012, minh tinh xuất hiện trong bom tấn The Dark Knight Rises của Christopher Nolan.
Lợi nhuận từ bom tấn ăn khách toàn cầu giúp Cotillard trở thành nữ diễn viên Pháp được trả thù lao cao nhất, theo bình chọn của Le Figaro năm 2010. Năm 2014, minh tinh đ🐬ược liệt kê là "Nữ diễn viên Pháp đắt giá nhất thế kỷ 21" – các phim của cô từ năm 2001 đến 2014 đã bán ra 37 triệu lượt bán vé ở Pháp. Cô cũng được bầu chọn là "Gương mặt đẹp nhấ💟t" năm 2013 của Hiệp hội các phê bình gia độc lập Mỹ. Cô cũng trở thành khuôn mặt đại diện của nhiều hãng nước hoa tên tuổi toàn cầu.
Mặc dù bận rộn đóng bom tấn, nữ diễn viên chưa bao giờ quay lưng lại với những dự án nghệ thuật đòi hỏi khả năng diễn xuất cao và trong không ít phim, cô không ngại đóng vai thuộc tầng lớp lao động. 7 năm sau khi giành giải Oscar, Cotillard cần mẫn đóng những vai diễn sắc sảo và có nội tâm dày vò, từ một cô gái bị liệt trong Rust and Bone đến một dân tị nạn bị ép thành gái điếm trong The Immigrant.
“Trước khi có gia đình, cả đời tôi dành cho nhꦐân vật. Tôi càng bị ảnh hưởng bởi nhân vật thì tôi càng thấy gần nhân vật. Nhưng giờ, ꧒đã có con nhỏ, tôi không thể khóa mình trong thế giới khác được. Tôi không muốn con trai thấy tôi trong tình trạng kỳ quặc”, ngôi sao chia sẻ sau khi vừa hóa thân thành Lady Macbeth trong vở kịch cùng tên của William Shakespeare.
Năm 2014, Cotillard tái xuất với vai diễn đầy sức nặng trong bộ phim có ý tưởng gốc đắt giá – Two Days, One Night. Trong tác phẩm mới nhất🍎 của hai tác giả anh em người Bỉ Dardene, Cotillard vào vai cô công nhân nhà máy Sandra phải nghỉ phép vì trầm cảm. Trong thời gian này, các công nhân cùng nhà máy đã làm thay cô việc bỗng thấy có thể chạy tốt mà không cần cô và rất có thể họ sẽ được hưởng thêm lương nếu cô bị sa thải. Cô công nhân có nguy cơ mất việc phải đi năn nỉ từng người trong đúng hai꧑ ngày để giữ được việc.
Trong tác phẩm gai góc, ngôi sao quý phái là khuôn mặt đại diện hãng nước hoa nổi nhất Pháp không ngần ngại hóa thành một bà mẹ công nhân xấu xí, rách rưới, khóc lóc vì trầm cảm. Diễn xuất của Cotillard được tờ BBC đánh giá xuất sắc năm 2014. Ngôi sao đang có cơ hội giành giải Oscar cho vai diễn nặng ký này nhưng cô phải vượt qua bốn minh tinh khác, trong đó nổi bật là Julianne Moore của Still Alice.
Không chỉ l♑à diễn viên, ca sĩ, bà mẹ một con 39 tuổi hiện còn là một nhà hoạt động xã hội tích cực và am hiểu chính trị thế giới. “Hoạt động xã hội và diễn xuất 𒉰không tương thích. Đó là lý do Audrey Hepburn đã bỏ diễn. Đó là lý do Angelina Jolie sẽ bỏ diễn. Còn tôi chưa đến lúc dừng điện ảnh”, minh tinh khẳng định.
Vũ Văn Việt