Marketing - kinh doanh - bán hàng là ngành duy nhất có nhu cầu tuyển dụng tới 20,56% trong 6 tháng cuối năm, bỏ xa lĩnh vực thứ 2 là du lịch - nhà hàng - khách sạn - dịch vụ - phục vụ (11,45%). 10 nhóm còn lại đều có chỉ tiêu dưới 10%, trong đó ngành kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu chỉ đề xuất tuyển 🧸thêm có 1,35%, điện - điện công nghiệp - điện lạnh ở mức 2,51%.
Những ngành từng gây sốt trên thị trường tuyển dụng một thời như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, k♓ế toán đang trong tình trạng cung vượt quá cầu. Do đó, chỉ tiêu chꦕo lĩnh vực tài chính không tới 5% trong tổng số 12 ngành nghề cần nhân sự từ nay tới cuối năm.
Kết quả do Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và🅰 thông tin thị trường lao động TP HCM🐲 công bố dựa trên khảo sát ở 9.574 doanh nghiệp và 40.558 người lao động có nhu cầu tìm việc.
Trong 6 tháng còn lại, TP HCM cần 130.000 lao động và ưu tiên nhiều cho quý III (cần 70.000 người) để đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Sang quý IV, các doanh nghiệp sẽ bổ sung khoảng 60.000 ứng viên, chưa kể lao động thời vụ, bán thời gian tập trung một số ngành nghề như: bán hàng, dịch vụ cho thuê lao động (tiếp thị, công nhân chế biến, đóng gói, vệ 💖sinh, bốc xếp...), phục vụ nhà hàng - khách sạn, bảo vệ, giúp gia đình...
Hai quý cuối, thị trường lao động tiếp tục tình trạng mất cân đối cung cầu nhân lực theo ngành nghề (kinh tế với kỹ thuật) và theo trình độ (sơ 𝔍cấp, trung cấp với đại học, cao đẳng). Hiện tại nhu cầu tại thành phố có xu hướng giảm về số lượng, nâng cao về yêu cầu tuyển dụng chuyên môn kết hợp kỹ năng, ngoại ngữ. Vì vậy, tình trạng sinh viên ra trường khó tìm ngay được việc làm hoặc làm việc trái ngành nghề đã𒁃 được đào tạo sẽ đa dạng trong 6 tháng cuối năm.
Đại diện Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM đề xuất cần có sự kết nối giữa người lao động, sinh viên với doanh nghiệp; giữa hệ thống đào tạo với hệ thống các doanh nghiệp. Theo vị này, các hoạt động dịch vụ việc làm, sàn giao dị𝕴ch, ngày hội việc làm giúp sinh viên có thể trang bị những kiến thức, kỹ năng mà doanh nghiệp mong muốn. Điều này còn giúp các ứng viên định hướng ngành nghề, nghề nghiệp phù hợp điều kiện phát triển thị trường lao động.
Dự kiến 12 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao 6 tháng cuối năm
STT | Tên ngành nghề | Chỉ số 6 tháng cuối năm(%) |
1 | Marketing – Kinh doanh – Bán hàng | 20,56 |
2 | Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Dịch vụ - Phục vụ | 11,45 |
3 | Dệt – May – Giày da | 9,56 |
4 | Công nghệ thông tin – Điện tử - Viễn thông | 7,32 |
5 | Tài chính - Kế toán – Kiểm toán - Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoán | 4,94 |
6 | Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô | 4,82 |
7 | Hóa – Y tế, chăm sóc sức khỏe | 3,63 |
8 | Tư vấn - Bảo hiểm | 3,51 |
9 | Quản lý - Hành chính – Giáo dục – Đào tạo | 3,30 |
10 | Xây dựng – Kiến trúc – Giao thông vận tải | 3,02 |
11 | Điện – Điện công nghiệp – Điện lạnh | 2,51 |
12 | Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu | 1,35 |
(Nguồn: Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM)
Mai Phương